Đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ và tăng cường hợp tác quốc tế về phòng chống thiên tai - Đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ và tăng cường hợp tác quốc tế về phòng chống thiên tai
Hoạt động của Lãnh đạo Thành phố.
(HCM CityWeb) – Sáng 20/6, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2018, triển khai nhiệm vụ thời gian tới. Phó Chủ tịch Thường trực UBND TPHCM Lê Thanh Liêm tham dự hội nghị tại đầu cầu TPHCM.
Ban chỉ đạo Trung ương báo cáo công tác về phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2018
Theo báo cáo của Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai, dù năm 2018, thiên tai không diễn ra dồn dập và khốc liệt như năm 2017, nhưng vẫn là năm có nhiều thiên tai lớn và cực đoan, với 16/21 hình thái thiên tai. Trong đó có 14 cơn bão và áp thấp nhiệt đới; 15 trận lũ các loại và sạt lở đất lớn; lũ thượng nguồn sông Cửu Long kéo dài và ở mức cao nhất kể từ năm 2011; triều cường vượt mốc lịch sử tại một số tỉnh Nam Bộ. Nửa đầu năm nay, mưa lớn cực đoan, mưa đá, giông lốc, sạt lở bờ sông, bờ biển xảy ra ở nhiều nơi, nhất là tại phía Bắc, làm 23 người chết và mất tích.
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường cho biết thiên tai đã và đang diễn ra rất nghiêm trọng với những yếu tố hết sức cực đoan, khó dự báo, cảnh báo. Mặc dù có nhiều nỗ lực phòng chống thiên tai kéo giảm thiệt hại về người và tài sản nhưng trong năm 2018, có đến 224 người chết và mất tích (giảm 30% so với năm 2017 là 386 người), thiệt hại kinh tế khoảng 20.000 tỉ đồng (giảm 67% so với năm 2017 là 60.000 tỉ đồng).
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: VGP/Quang Hiếu
Từ đầu năm 2019 đến nay, trên cả nước đã xảy ra 12 loại hình thiên tai làm 23 người chết và mất tích. Tổng thiệt hại về kinh tế ước tính trên 337 tỉ đồng.
Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, mùa bão năm 2019, trên khu vực biển Đông có xu hướng hoạt động muộn và ít hơn so với trung bình nhiều năm. Sẽ có khoảng 10-12 cơn bão và áp thấp nhiệt đới hoạt động trên khu vực biển Đông, trong đó có 4-5 cơn bão ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền nước ta.
Lãnh đạo TPHCM dự hội nghị trực tuyến tại đầu cầu TP
Phát biểu tham luận tại đầu cầu TPHCM, lãnh đạo TPHCM kiến nghị Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tại, Ủy ban Quốc gia ứng phó sự thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tăng cường công tác tổ chức tập huấn, diễn tập cho cán bộ chiến sĩ lực lượng vũ trang để nâng cao nhận thức, kỹ năng đáp ứng được yêu cầu trong công tác phòng, chống, ứng phó thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.
Ngoài ra, cần bổ sung thiết bị, phương tiện cần thiết phục vụ công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cho lực lượng vũ trang; đặc biệt là các trang bị, phương tiện thủy có công suất lớn bảo đảm công tác giao thông đương thủy và tham gia cứu hộ, cứu nạn với những khu vực hoạt động đặc biệt.
Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh 9 nhiệm vụ trọng tâm cần triển khai: khẩn trương kiện toàn cơ quan chỉ đạo, chỉ huy phòng chống thiên tai các cấp, phân công rõ thẩm quyền, trách nhiệm của từng thành viên để Ban Chỉ đạo, chỉ huy phòng chống thiên tai hoạt động ngày càng kịp thời hơn, hiệu quả hơn; Rà soát, cập nhật, hoàn thiện phương án ứng phó thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, tránh tình trạng bị động, lúng túng khi tình huống bất lợi xảy ra; Tiếp tục tuyên truyền, nâng cao nhận thức, hướng dẫn kỹ năng phòng, chống với thiên tai cho người dân và cộng đồng thông qua tập huấn, đào tạo, diễn tập.
Nâng cao chất lượng công tác dự báo, cảnh báo thiên tai để bảo đảm kịp thời hơn, chính xác hơn. Bổ sung các trạm quan trắc khí tượng thủy văn; nâng cao khả năng chống chịu trước thiên tai của công trình kết cấu hạ tầng: Đê điều, hồ đập, công trình kết cấu hạ tầng khác; nâng cao năng lực tham mưu, chỉ đạo điều hành, hiệu lực, hiệu quả chỉ đạo của hệ thống cơ quan chỉ đạo từ Trung ương đến địa phương, trong đó có việc đầu tư nâng cấp công nghệ, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác tham mưu, hỗ trợ ra quyết định phòng chống thiên tai được kịp thời, chính xác, xây dựng trung tâm điều hành phòng chống thiên tai quốc gia.
Xây dựng được đội ngũ làm công tác tham mưu phòng chống thiên tai chuyên nghiệp, chủ động; ưu tiên bố trí nguồn lực từ ngân sách, đồng thời có các chính sách huy động phù hợp các nguồn lực ngoài ngân sách cho công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, trước hết là kinh phí đầu tư cho hệ thống quan trắc, giám sát, dự báo, cảnh báo thiên tai, xử lý khẩn cấp bảo đảm an toàn đê điều, hồ đập, khắc phục sạt lở bờ sông, bờ biển,…
Đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ và tăng cường hợp tác quốc tế về phòng chống thiên tai.
Thủ tướng cũng nhấn mạnh vai trò trọng tâm của các địa phương trong phòng chống thiên tai và đề nghị các địa phương chịu trách nhiệm chính trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo Trung ương và trước nhân dân. Trong đó, cần tổ chức đội xung kích phòng chống thiên tai tại cấp xã.
- Chủ tịch UBND TPHCM tiếp Tổng Lãnh sự Đức chào từ biệt (21/06)
- Bí thư Thành ủy TPHCM thăm và chúc mừng các cơ quan báo chí (21/06)
- Khen thưởng các đơn vị phá án nhóm người nước ngoài lừa đảo (21/06)
- Đại biểu Quốc hội TPHCM tiếp xúc cử tri quận 8 (21/06)
- TPHCM trao giải thưởng báo chí lần thứ 37 (21/06)
- Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Thiện Nhân tiếp xúc cử tri quận Thủ Đức (20/06)
- Lãnh đạo TPHCM thăm các cơ quan báo chí (20/06)
- Ông Bùi Hòa An giữ chức vụ Phó Giám đốc Sở Giao thông vận tải TPHCM (19/06)
- Tăng cường kết nối giao thông vùng ĐBSCL với TPHCM và Đông Nam bộ (19/06)
- Bí thư Thành ủy TPHCM tiếp Phó Chủ tịch cấp cao Hội đồng kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN (18/06)