Điêu khắc và kiến trúc đô thị chưa có điểm chung - Điêu khắc và kiến trúc đô thị chưa có điểm chung
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN
Số kí hiệu | Không có |
Người ký | |
Ngày hiệu lực | |
Ngày hết hiệu lực | |
Loại văn bản | Kế hoạch |
Cơ quan ban hành | Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố Hồ Chí Minh |
Trích yếu | |
Nội dung | Tượng tả chân hay tượng biểu tượng? Không gian lịch sử và cảnh quan đô thị Thẩm mỹ và kiến trúc đương đại ở đâu? Nhiều tượng, tượng đài còn ấu trĩ về điêu khắc Tôi đồng quan điểm cho rằng các tượng đài Sài Gòn cũ đều thiếu thẩm mỹ, đặt vào các không gian chật chội và thiếu phông nền, không được bố cục nghiêm chỉnh, thực hiện vội vã và cẩu thả. Người Pháp ngay từ đầu đã mong muốn tạo dựng Sài Gòn thành một TP kiểu Pháp ở Viễn Đông. Song song với các trục đường Bắc-Nam, Đông-Tây (Lê Duẩn, Đồng Khởi và Nguyễn Huệ, Lê Lợi) là một mạng lưới ô vuông bàn cờ, có đường chéo, tạo thành các bùng binh, ngã năm, ngã sáu, ngã bảy và điểm thêm các quảng trường, công viên lớn nhỏ. Tượng đài thường xuất hiện tại các điểm này, điển hình như trước nhà thờ Đức Bà, Quảng trường Mê Linh, chợ Bến Thành… Hiện nay, một số tượng đài không còn phù hợp đã bị phá bỏ nhưng hiện TP còn lúng túng với một số tượng nhân vật lịch sử. Hầu hết các tượng này đều đặt tại các bùng binh, giao điểm các trục đường hoặc công viên. Có cái không có ý nghĩa như chiếc cột thức La Mã đặt ở ngã sáu Ngô Gia Tự - Nguyễn Chí Thanh. Có cái điêu khắc còn ấu trĩ như các tượng Nguyễn Trung Trực, Thủ Khoa Huân tại các bùng binh Chợ Lớn; trước chợ Bến Thành thì tượng Trần Nguyên Hãn và Quách Thị Trang chồng lên nhau… Sau năm 1975, một số tượng đài mới đã xuất hiện nhưng dường như quá nặng về tả chân hơn là mang tính biểu tượng kiểu hiện đại mà khắp thế giới ngày nay đang làm. Theo tôi, tượng và tượng đài là những điểm gặp của lịch sử, văn hóa, điêu khắc và kiến trúc đô thị. Bởi vậy, khi tiến hành quy hoạch lại, ngoài một số để kỷ niệm các biến cố lịch sử dân tộc và danh nhân lịch sử, nên thiên nhiều hơn về nghệ thuật tạo hình vui chơi giải trí, tạo cảnh quan đô thị. Trong thiết kế quy hoạch không gian văn hóa dành cho tượng đài, cần phải kết hợp chặt chẽ giữa kiến trúc và tạo hình. KTS NGUYỄN HỮU THÁI, 377/9/11 Lê Quang Định, phường 5, quận Bình Thạnh Chỉ sợ tâm lý không dám thay đổi Tượng đài trước năm 1975 có nhược điểm lớn nhất là về bố cục không gian, về tạo hình, tạo dáng (quá yếu), đặc biệt là đặt sai địa chỉ, sai vị trí. Một tượng có xấu đi nữa nhưng đặt đúng vị trí thì vẫn cứ có giá trị nhất định. Chẳng hạn, tượng Trần Hưng Đạo ở bến Bạch Đằng, quận 1 không đẹp nhưng lại được đặt ở vị trí rộng rãi, đẹp nên cũng được nâng giá trị thêm nhiều. Nếu so sánh với các tượng trước 1975, tượng Trần Hưng Đạo là khá nhất dù về chuyên môn tôi cho là chưa đạt yêu cầu. Tượng Trần Hưng Đạo ở bến Bạch Đằng, quận 1, TP.HCM. Ảnh: HTD Hiện nay, với các bức tượng xấu và không còn phù hợp thì thay thế là điều cần thiết và chúng ta phải mạnh dạn thực hiện. Trước đây ở bến Ninh Kiều có một tượng Bác Hồ được xây dựng không đẹp, nhiều lãnh đạo của TP Cần Thơ rất đau đầu với tác phẩm này nhưng vẫn không thay được. Sau này, TP đã mạnh dạn thay thế bằng một bức tượng Bác Hồ khác đẹp hơn và dời bức tượng cũ sang khu trung tâm hành chính khác. Điều này đã được người dân rất ủng hộ dù cũng có những ý kiến trái chiều. Ở TP, tượng đài Bác Hồ trước UBND TP không đạt là do cùng một lúc tác giả để Bác làm rất nhiều việc: vừa dịch sử Đảng, vừa xoa đầu cháu thiếu nhi, mắt lại hướng nhìn ra sông Sài Gòn. Bố cục tượng như vậy là loãng và mất tập trung. Tượng này được sáng tác tại Tây Bắc, thời điểm đó quả là Bác khá gầy. Nếu làm lại thì phải làm trang trọng hơn, điển hình hơn, nên làm một mình Bác và đừng đưa bất cứ một chi tiết nào vào. Hình tượng Bác thì dễ đẹp lắm. Về các bức tượng xấu hiện nay của TP, vấn đề ở đây không phải là không thay được mà vì không dám thay đổi tư duy, không dám làm và không dám chịu trách nhiệm. Có thể khẳng định về chuyên môn mặt bằng làm tượng chung bây giờ đã vững hơn rất nhiều. Họa sĩ, nhà điêu khắc LÂM QUANG NỚI, nguyên Phó Giám đốc Trung tâm Bảo tồn và Phát huy giá trị di tích lịch sử TP.HCM Tượng xấu do mạnh ai nấy làm Một bức tượng hình thành có vai trò của rất nhiều ngành, trong đó trực tiếp là các nhà điêu khắc và các kiến trúc sư. Tuy nhiên, thời gian qua hai “nhà” này thường mạnh ai nấy làm. Vì thế nên trong không gian đôi khi rất nhỏ nhưng lại đặt cái tượng rất lớn và ngược lại. Ngoài ra, tượng là do các nhà điêu khắc thực hiện nhưng bục lại do các kiến trúc sư làm. Như Trần Nguyên Hãn hay Thánh Gióng bục thì rất to nhưng tượng thì lại nhỏ xíu, không cân xứng. Thêm vào đó là thực tế, quy hoạch đô thị cũ thời Pháp để lại và quy hoạch hiện hữu chưa có một bản quy hoạch lâu dài cho tượng và tượng đài trong đô thị. Hiện nay, những tượng không có ý nghĩa hoặc quá tệ thì nên thay, cũng chủ đề đó nhưng thay bằng cái mới đẹp hơn, chất lượng hơn, phù hơn với thẩm mỹ và kiến trúc đương đại. Những gì có thể sửa chữa được thì sửa chữa. Quan điểm của tôi là không quá cầu thị nhưng cũng không quá cứng nhắc, quan trọng là lãnh đạo phải thực sự quan tâm và nhìn nhận một cách thấu đáo về vấn đề này. KTS NGUYỄN KHỞI (Theo phapluattp.vn)
|