Ban hành Quy chế đánh giá Kiến trúc sư ASEAN - Ban hành Quy chế đánh giá Kiến trúc sư ASEAN
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN
Ban hành Quy chế đánh giá Kiến trúc sư ASEAN
Số kí hiệu | Không có |
Người ký | |
Ngày hiệu lực | |
Ngày hết hiệu lực | |
Loại văn bản | Kế hoạch |
Cơ quan ban hành | Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố Hồ Chí Minh |
Trích yếu | |
Nội dung |
(SQHKT) – Ngày 14/6, Bộ Xây dựng có Quyết định ban hành Quy chế đánh giá Kiến trúc sư ASEAN để thực hiện thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau (MRA) về dịch vụ Kiến trúc ASEAN. Mục tiêu vận hành Quy chế đánh giá này quy định một khuôn khổ cho việc đánh giá các Kiến trúc sư hoặc các cá nhân hành nghề trong lĩnh vực kiến trúc để đưa vào Đăng bạ Kiến trúc sư ASEAN của Uỷ ban Giám sát tại Việt Nam. Theo đó, Ủy ban Giám sát về dịch vụ Kiến trúc tại Việt Nam (gọi tắt là Ủy ban Giám sát) do Bộ Xây dựng ra Quyết định thành lập tiếp nhận hồ sơ của các Kiến trúc sư, thực hiện quy trình đánh giá và đăng ký cho các Kiến trúc sư ASEAN và duy trì Đăng bạ Kiến trúc sư ASEAN. Quy trình đăng ký như một Kiến trúc sư ASEAN gồm có đơn xin đăng ký, hoặc đăng ký lại, các mẫu báo cáo công tác và phí đăng ký phải được niêm yết công khai tại cơ quan thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ đăng ký. Hoặc nếu thấy cần thiết phải tổ chức phỏng vấn, Ủy ban Giám sát sẽ thông báo cho ứng viên về việc phỏng vấn (thời gian, địa điểm…). Bên cạnh đó, để được đăng ký là một Kiến trúc sư ASEAN phải thỏa các điều kiện: Đã hành nghề liên tục không dưới 10 năm kể từ khi tốt nghiệp, trong đó phải có 5 năm kể từ ngày được cấp chứng chỉ/đăng ký hành nghề; Đã có ít nhất hai năm đảm nhận trách nhiệm chủ trì công việc kiến trúc quan trọng; Đáp ứng yêu cầu về phát triển nghề nghiệp liên tục (CPD) ở mức độ thỏa đáng theo quy định tại nước xin đăng ký; Đáp ứng và bắt buộc tuân thủ các quy định hiện hành về đạo đức hành nghề tại nước xin đăng ký và cuối cùng phải có đơn đề nghị được đăng ký như một Kiến trúc sư. Ngoài ra, Quy chế cũng nêu ra các nguyên tắc đánh giá hồ sơ đủ tiêu chuẩn được cấp chứng nhận là Kiến trúc sư ASEAN (AA) : Hoàn thành một Chương trình đào tạo về kiến trúc được công nhận; Tư cách để hành nghề độc lập: có giấy phép/chứng chỉ hành nghề kiến trúc do Cơ quan thẩm quyền quản lý nghề nghiệp của nước sở tại cấp; Có kinh nghiệm hành nghề kiến trúc liên tục từ 10 năm trở lên kể từ ngày tốt nghiệp, trong đó ít nhất phải có 5 năm đã được cấp chứng chỉ/giấy phép hành nghề; Phải có ít nhất 2 năm đảm nhận các công việc kiến trúc quan trọng: Thực hiện lập quy hoạch, thiết kế, điều phối và thực hiện dự án tương đối phức tạp; hoặc Tham gia trong các dự án lớn với trách nhiệm và khối lượng công việc lớn; hoặc Thực hiện những dự án có yếu tố mới lạ, tổng hợp hoặc công việc đòi hỏi sự phối hợp của nhiều bộ môn (thời hạn 2 năm này được thực hiện trong khoảng thời gian sau khi được cấp chứng chỉ/giấy phép hành nghề); Duy trì việc Phát triển nghề nghiệp liên tục (CPD) nhằm tăng cường nhu cầu học tập suốt đời và là cơ sở để các Kiến trúc sư định kỳ nâng cao trình độ chuyên môn và kỹ năng hành nghề. Yêu cầu của Ủy ban Giám sát về Phát triển nghề nghiệp liên tục là trong khoảng thời gian 2 năm phải tham gia một chương trình CPD với tổng thời gian đào tạo liên tục khoảng 2 tuần; Tuân thủ các tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp và đạo đức xã hội: kiến trúc sư phải đặt các yêu cầu về bảo vệ môi trường, sức khỏe, an ninh của cộng đồng cao hơn các lợi ích của bản thân cũng như khách hàng và đồng nghiệp, chỉ được hành nghề trong lĩnh vực thuộc thẩm quyền. Ủy ban Giám sát (MC) được yêu cầu phải xác nhận rằng khi đăng ký các Kiến trúc sư phải ký các bản cam kết tuân thủ các chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp nói trên. |
Tài liệu đính kèm
Không có tài liệu đính kèm