title QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN

Bỏ khung giá đất, địa phương được trao nhiều quyền tự quyết hơn
Chủ nhật, 06/05/2012, 22:15 CH
Cỡ chữ Màu chữ image
Số kí hiệu Không có
Người ký
Ngày hiệu lực
Ngày hết hiệu lực
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố Hồ Chí Minh
Trích yếu
Nội dung

Tình trạng một số nơi vẫn còn cán bộ nhà đất đi lùng mua đất nông nghiệp, đất rau xanh của dân rồi sau đó hợp thức hóa số đỏ, bán lại với giá cao gấp hàng chục lần, cụ thể như ở Hà Nội, đã được người dân phản ánh tới Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Minh Quang trong buổi đối thoại trực tuyến với nhân dân trên Cổng thông tin Chính phủ sáng nay, 6-4.

Bộ trưởng khẳng định, đây là việc làm trái pháp luật. Các tỉnh, thành, đặc biệt là cơ quan trực tiếp quản lý, phải có quy chế, cơ chế kiểm tra giám sát cán bộ mình, xử lý theo đúng pháp luật.

Bộ trưởng Nguyễn Minh Quang cũng đã thẳng thắn nhận khuyết điểm về tình trạng phôi chứng nhận quyền sử dụng đất là thật, nhưng số liệu là giả có tác động tiêu cực đến thị trường bất động sản.

Trước hiện tượng này, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có công văn nhắc nhở, đồng thời thông báo về số phôi bị mất để người dân cảnh giác.

“Người dân trước khi mua nhà đất có thể kiểm tra tại cơ quan đăng ký giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Các văn phòng công chứng cũng có thể giúp người dân xác nhận thật giả của các sổ đỏ nếu liên lạc với các cơ quan đăng ký sổ đỏ”, Bộ trưởng Cao Minh Quang nói.

Tham gia buổi giao lưu, các cán bộ Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng đã giải đáp nhiều thắc mắc của người dân. Về tỷ lệ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng nhà ở tại các dự án hiện nay quá thấp (chiếm chưa tới 20%), ông Trần Hồng Phi, Cục trưởng Cục Đăng ký thống kê, Tổng cục Quản lý đất đai, lý giải: nguyên nhân lớn nhất là từ chủ đầu tư. Nhiều dự án vi phạm pháp luật đất đai, pháp luật xây dựng như xây dựng không đúng quy hoạch, chưa xây xong đã bán xong..., do đó không đủ điều kiện để cấp giấy chứng nhận.

Về phía cơ quan Nhà nước, việc quản lý giám sát trong quá trình thực hiện các dự án đầu tư chưa chặt chẽ, để xảy ra nhiều sai phạm, không phát hiện và xử lý kịp thời, hoặc có kiểm tra, phát hiện nhưng xử lý chậm, chưa cương quyết, chủ động. Bản thân người mua nhà đã chuyển nhượng cũng mua đi bán lại với tỷ lệ lớn, trên dưới 70%. Thông thường, các trường hợp này cũng chưa muốn làm thủ tục, trong đó có lý do ngại làm thủ tục sẽ phải chịu thuế, phí, đặc biệt là phí trước bạ.

Tại Chỉ thị 1474/CT-TTg trong tháng 8/2011 do Thủ tướng Chính phủ ban hành đã đề cập nhiều giải pháp đồng bộ.

Về giá tiền đền bù quá thấp, gây ảnh hưởng đến tiến độ giải phóng mặt bằng, Bộ trưởng Nguyễn Minh Quang cho biết, tới đây có thể Chính phủ chủ yếu quy định về nguyên tắc, tiêu chí, hướng dẫn kiểm tra thực hiện việc xây dựng giá. Tới đây sẽ không có khung giá đất chung mà các địa phương sẽ chủ động xây dựng bảng giá...

Theo Bộ trưởng, quan trọng là sau này sẽ có cơ quan chuyên trách về giá. Hiện chúng ta làm theo kiểu hội đồng, gồm đại diện các cơ quan tài nguyên môi trường, tài chính…, nhưng cơ chế hội đồng đã lộ rõ những bất cập. “Giải quyết được vấn đề về giá thì theo tôi, các khiếu kiện sẽ giảm”, Bộ trưởng nhận định.

(Theo SGGP)

Tài liệu đính kèm
Không có tài liệu đính kèm