title Văn hóa - Xã hội

Chương trình đưa trẻ tự kỷ hòa nhập cộng đồng được nhận giải thưởng “Thành tựu y khoa Việt Nam”
Thứ bảy, 06/03/2021, 14:00 CH
Cỡ chữ Màu chữ image

(HCM CityWeb) – Vừa qua, Đài Tiếng nói nhân dân TP.HCM và Sở Y tế TPHCM đã phối hợp tổ chức trực tuyến Giải thưởng “Thành tựu y khoa Việt Nam” công bố 22 đề cử và được bình chọn 16 thành tựu Y khoa ấn tượng năm 2020.

Chương trình đưa trẻ tự kỷ hòa nhập cộng đồng được nhận giải thưởng “Thành tựu y khoa Việt Nam”

 

Đây là giải thưởng đầu tiên tập trung vinh danh những thiên thần “Blouse trắng” có những đóng góp giá trị cho sức khỏe cộng đồng; sau 03 tháng triển khai chương trình đã nhận được hơn 60 đề cử từ các cơ cở y tế, trường đại học trên cả nước. Hội đồng chuyên môn gồm 12 vị giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ chuyên khoa trong các lĩnh vực y tế do PGS.TS.BS. Tăng Chí Thượng, Phó Giám đốc Sở Y tế TPHCM làm Chủ tịch Hội đồng, đã thống nhất chọn 22 đề cử để công chúng tiếp tục bình chọn 16 thành tựu y khoa ấn tượng năm 2020.

 

16 giải thưởng y khoa được vinh danh; ngoài 02 mô hình chống dịch Covid-19, có nhiều thành tựu y khoa nổi bậc được công chúng quan tâm hàng đầu là: Chương trình đưa trẻ tự kỷ hòa nhập cộng đồng và Phẫu thuật tách ca song sinh…

 

Ban Giám hiệu Trường ĐH Y Khoa Phạm Ngọc Thạch (Chuyên gia Âm ngữ trị liệu và PGS.TS.BS. Nguyễn Thị Ngọc Dung - Nguyên là Hiệu trưởng Trường ĐH Y Khoa Phạm Ngọc Thạch, Nguyên Cố vấn về Âm ngữ trị liệu) đã chia sẻ về Chương trình đưa trẻ tự kỷ hòa nhập cộng đồng được nhận giải thưởng,

 

PGS.TS.BS. Nguyễn Thanh Hiệp Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Y Khoa Phạm Ngọc Thạch, chia sẻ Chương trình 

 

PGS.TS.BS. Nguyễn Thị Ngọc Dung cho biết, “Đây là giải thưởng nhằm vinh danh những thành tựu có đóng góp cho sức khỏe cho cộng đồng. Khi Trường ĐH Y Khoa Phạm Ngọc Thạch đăng ký đề tài này, tôi hiểu là có 02 mục địch: thứ nhất để công đồng ghi nhận sự đóng góp của Phòng khám Đa khoa Phạm Ngọc Thạch trong lĩnh Âm ngữ trị liệu, mục đích thứ hai nhằm hướng đến phụ huynh – người thân của trẻ em tự kỷ hiểu rằng hiện nay tại Việt Nam có một mô hình giúp con họ có cơ hội hòa nhập với cộng đồng. Khi Trường được vinh danh, tôi không thể tả hết được niềm vui về giá trị sự có mặt của Âm ngữ trị liệu tại Việt Nam. Bởi vì; cách đây hơn 11 năm, khi lần đầu tiên đưa mô hình Âm ngữ trị liệu về VN, tôi chỉ mong muốn đơn giản là có thể điều trị cho trẻ em mổ hở hàm ếch sau mổ có thể nói được bình thường và trẻ em cấy ốc tai có thể nói được. Nhưng khi trẻ được tập về Âm ngữ trị liệu, chúng tôi phát hiện có thể giúp được trẻ tự kỷ. Từ đó chúng tôi đào tạo kỹ năng chăm sóc trẻ đặc biệc cho giáo viên nhằm phổ biến trên toàn quốc, từ Đà Nẵng cho tới Hà Nội, từ đây Phòng khám Đa khoa Phạm Ngọc Thạch thành lập ra mô hình trải nghiệm về Âm ngữ trị liệu cho đến khi hoàn chỉnh. Khi một giáo viên hay cán bộ y tế tham gia lớp đào tạo thì họ sẽ có mô hình để áp dụng tại địa phương hoặc cơ sở điều trị của chính họ. Mô hình này hiện nay thành công rất lớn, chúng tôi đã giúp được nhiều trẻ hòa nhập vào cộng đồng, bước vào lớp một của các trường phổ thông”.

 

PGS.TS.BS. Nguyễn Thanh Hiệp Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Y Khoa Phạm Ngọc Thạch, chia sẻ: Niềm vui đầu tiên là Tập thể và nhân viên Phòng khám hết sức vui mừng, sung sướng vì đã làm được một việc đóng góp cho xã hội và cho Ngành. Khi thành lập Phòng khám đa khoa Trường đã chọn mô hình vừa giảng dạy vừa trị liệu, lấy trẻ làm trung tâm và chuyên gia giảng dạy. Đây là mô hình liên kết phối hợp, để từ đó đầu tư đội ngũ nhân sự - đào tạo bài bản qua các lớp huấn luyện Âm ngữ trị liệu. Nhờ thực tế đó đã đạt được kết quả tốt đẹp, chương trình có thế chuyển giao quy mô cho toàn quốc, vì nhu cầu chăm sóc trẻ tự kỷ rất lớn, cần nhiều đơn vị hoạt động bài bản.

 

ThS.Hoàng Văn Quyên – Chuyên gia Ngôn ngữ trị liệu cho biết thêm, Âm ngữ Trị liệu là một chuyên ngành Y khoa, thuộc chuyên khoa Phục hồi Chức năng, ANTL được quốc tế công nhận liên quan đến việc chẩn đoán, tư vấn và điều trị cho những “đối tượng” khó khăn về: tương tác, giao tiếp xã hội, ngôn ngữ, lời nói, giọng nói, nói lắp, nghe và ăn - nuốt…là ngành thuộc về lĩnh vực phụ hồi chức năng. Đối với trẻ tự kỷ sẽ được hướng dẫn về kỹ năng giao tiếp, kỹ năng ăn uống, kỹ năng ngũ và đi vệ sinh…cuối cùng là giúp cho trẻ có phương pháp, kỹ thuật nhận định đúng, để phụ huynh giúp trẻ tự kỷ sinh hoạt hằng ngày, trong môi trường tự nhiên. Khi chẩn đoán một trẻ bị tự kỷ cần đến nhiều bác sĩ chuyên khoa như: tai mũi họng, tâm lý, vật lý trị liệu, chuyên viên tâm lý, chuyên viên giáo dục đặc biệt…

 

PGS.TS.BS Ngô Minh Xuân, Hiệu trưởng Trường ĐH Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

 

Mô hình tại Phòng khám Đa khoa Phạm Ngọc Thạch được chúng tôi phối hợp đa chuyên ngành, nhiều thầy cô giáo can thiệp, lấy phụ huynh làm trung tâm để đưa trẻ hòa nhập cộng đồng. Thành tựu có được hôm nay là quá trình thành công khi chúng tôi đưa được 75 trẻ hòa nhập vào cộng đồng và 255 trẻ đang can thiệp, thực hiện từ cuối năm 2017 đến 2020, chương trình mới được vinh danh y khoa. Một quy trình can thiệp cho trẻ tự kỷ được chia ra làm 03 lớp nhỏ như: can thiệp sớm dành cho trẻ dưới 05 tuổi, khi chẩn đoán xong thì đưa vào lớp này. Lớp sau 05 tuổi thì đánh giá đứa trẻ có lời nói không, có ngôn ngữ hiểu và một chút ngôn ngữ diễn đạt, sau đó các bé sẽ học lớp tiền học đường để chuẩn bị vào học đường. Còn một nhóm nữa ở độ tuổi 7 – 8 – 9; các bé không có lời nói, không có cách giao tiếp, rối loạn tự kỷ rất nặng để đưa vào lớp chuyên về dạy kỷ năng sống.

 

PGS.TS.BS Ngô Minh Xuân, Hiệu trưởng Trường ĐH Y Khoa Phạm Ngọc Thạch, chia sẻ: lần đầu tiên Trường ĐH Y Khoa Phạm Ngọc Thạch nhận được giải thưởng này, là đơn vị đào tạo và tiến hành thực nghiệm thì đây là chương trình tương đối dài hơi. Đối với Phòng khám Đa khoa Phạm Ngọc Thạch, dù chỉ hơn 03 năm hoạt động nhưng đã thấy được vai trò hướng tới phương pháp trị liệu dành cho cộng đồng, gần đây tình trạng tự kỷ khá nhiều Trường hướng đến đào tạo chuyên môn cao. Trường đã xác định là nơi định hướng đến chăm sóc sức khỏe cho cả nước, với hơn 9.000 sinh viên theo học tại Trường, sắp tới Trường sẽ gia tăng thêm nhiều mã ngành học, đặc biệt là mã ngành mới, chưa từng có hoặc một hai trường ở Việt Nam, Trường phối hợp với nhiều đơn vị để đào tạo đội ngũ chuyên gia phù hợp với sự phát triển của Ngành y thế giới.

 

Hiện nay Trường có 08 khoa, sắp tới sẽ mở thêm Khoa Y học Cổ truyền và trong đó có Âm ngữ trị liệu…là ngành châm phát triển so với thế giới, muốn mở mã ngành này chúng tôi phải có ít nhất 02 tiến sĩ và 03 thạc sĩ. Trường đã cử người đi học để sớm có thể mở được những mã ngành này, vì hiện nay chúng tôi đào tạo là “liên tục y khoa”, chưa phải chính thức, mới chỉ là thí điểm. Trường mong muốn khi đủ nhân lực và vật chất sẽ xin mở mã ngành đào tạo chính thức đối với Âm ngữ trị liệu.

 

 

ZUKI

Tin mới hơn
Tin đã đưa