title QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN

Dự án kéo dài, người duyệt phải chịu trách nhiệm
Thứ sáu, 16/12/2011, 16:20 CH
Cỡ chữ Màu chữ image
Số kí hiệu Không có
Người ký
Ngày hiệu lực
Ngày hết hiệu lực
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố Hồ Chí Minh
Trích yếu
Nội dung

“Những dự án không xác định rõ nguồn vốn, mức vốn làm thi công kéo dài, gây lãng phí, người ký quyết đnh đu tư phi chu trách nhim.

Lần này, Thủ tướng rất quyết liệt xử lý tình trạng các dự án dàn trải, kéo dài gây lãng phí và hiệu quả đầu tư kém”. Đó là nhấn mạnh của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh tại hội nghị phổ biến Chỉ thị 1792 về tăng cường quản lý đầu tư từ vốn ngân sách nhà nước và vốn trái phiếu chính phủ diễn ra tại Hà Nội ngày 15-11.

Ông Vinh cho hay thời gian qua, cơ chế quản lý đầu tư có nhiều hạn chế. Điển hình là việc phân cấp quá rộng nhưng thiếu các biện pháp quản lý đồng bộ, phê duyệt quá nhiều dự án làm mất khả năng cân đối vốn, bố trí vốn dàn trải, thời gian thi công kéo dài, kế hoạch đầu tư bị cắt khúc… “Vì vậy, hiệu quả đầu tư kém gây phân tán và lãng phí nguồn lực. Việc cắt giảm đầu tư hiện nay cũng rất khó khăn. Có những dự án nhóm C trước đây không quá hai năm nhưng giờ kéo dài hơn ba năm, nhóm dự án nhóm B từ ba năm giờ thành năm năm, còn nhóm A thì còn dài hơn nữa. Có dự án từ thời bác Kiệt (cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt - PV), cả ngàn tỉ đồng nhưng đến giờ vẫn chưa xong” - ông Vinh kể.

Theo Bộ trưởng Vinh, đấy cũng chính là nguyên nhân Chính phủ ban hành chỉ thị lần này để từng bước khắc phục tình trạng đầu tư dàn trải. Đồng thời, điều chỉnh cơ cấu đầu tư theo hướng giảm dần đầu tư công, tăng cường huy động vốn của các thành phần kinh tế trong và ngoài nước. Việc phân cấp quản lý đầu tư cũng được thực hiện chặt chẽ hơn trên cơ sở phân cấp cho địa phương quản lý nhưng vẫn đảm bảo kiểm soát được. Ngoài ra, chỉ thị cũng quy định rõ những dự án được ưu tiên đầu tư.

Riêng việc bố trí trái phiếu chính phủ, ông Vinh cho biết năm 2011-2015, Chính phủ phát hành 225.000 tỉ đồng trái phiếu nhưng nhu cầu hiện nay lên đến 600.000 tỉ đồng. Tuy nhiên, đến nay chỉ còn 180.000 tỉ đồng vốn từ trái phiếu chính phủ nên vẫn còn 2/3 dự án chưa có vốn. Vì vậy, việc phân bổ vốn trái phiếu ưu tiên tập trung cho các dự án hoàn thành và đã bàn giao đưa vào sử dụng trước 31-12-2011, rồi đến các dự án hoàn thành trong năm 2012, nếu còn mới bố trí cho các dự án hoàn thành trong năm 2013. Số dự án còn lại sẽ kêu gọi các nhà đầu tư trong và ngoài nước hoặc chủ động sử dụng nguồn vốn hợp pháp khác. Nếu không có nguồn vốn nào, sẽ phải giãn tiến độ thực hiện sau năm 2015.

(Theo PL)

 

Tài liệu đính kèm
Không có tài liệu đính kèm