title QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN

Dự án sân golf gần sân bay Tân Sơn Nhất: Làm rõ về độ tĩnh không
Thứ tư, 14/12/2011, 18:05 CH
Cỡ chữ Màu chữ image
Số kí hiệu Không có
Người ký
Ngày hiệu lực
Ngày hết hiệu lực
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố Hồ Chí Minh
Trích yếu
Nội dung

Kiểm tra năng lực tài chính của chủ đầu tư dự án sân golf. D án sân golf ch yếu là kinh doanh BĐS.

Đó là ý kiến của Bộ Xây dựng gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc thẩm định dự án đầu tư xây dựng Khu sân golf và dịch vụ Tân Sơn Nhất (quận Tân Bình, TP.HCM). Theo Bộ Xây dựng, các thông tin về tài chính trong hồ sơ dự án chưa đủ cơ sở phản ánh khả năng đáp ứng mức vốn pháp định đối với ngành nghề kinh doanh BĐS và vốn sở hữu của chủ đầu tư.

Đặc biệt, Bộ Xây dựng còn đề nghị kiểm tra lại năng lực, kinh nghiệm của chủ đầu tư trong lĩnh vực sân golf tại dự án này. Lý do là Công ty Cổ phần Thương mại Him Lam (thành viên sáng lập Công ty Cổ phần Đầu tư Long Biên - chủ đầu tư dự án) đã chuyển nhượng vốn cổ phần. Công ty Him Lam nằm trong danh sách các công ty có năng lực kinh nghiệm thực hiện đầu tư trong lĩnh vực sân golf.

Cũng theo Bộ Xây dựng, nội dung đầu tư xây dựng các công trình phụ trợ trong dự án chưa phù hợp với chỉ đạo của Thủ tướng. Đáng chú ý, độ cao tĩnh không tối đa các hạng mục công trình theo thỏa thuận của Bộ Tổng tham mưu cao hơn so với yêu cầu của Cụm cảng Hàng không Miền Nam. Do vậy, quy định về độ cao tĩnh không tối đa của từng hạng mục của dự án cần được kiểm tra, làm rõ.

Cần kiểm tra lại năng lực tài chính của chủ đầu tư nhằm bảo đảm tuân thủ các quy định

về kinh doanh BĐS. (Ảnh chỉ có tính chất minh họa) Ảnh: Internet

Trước đó, Bộ Xây dựng cũng có văn bản đề nghị việc xây dựng các công trình ph tr ca d án trên phi phù hp vi quy hoch đã được phê duyt. Vic xây dng các công trình ph tr phi đm bo khi Nhà nước có yêu cu m rng sân bay hoc có nhu cu s dng đt phc v quc phòng, ch đu tư các công trình ph tr trên phi hoàn tr li mt bng vô điu kin và không được yêu cu bi thường.

Năm 2007, Thủ tướng có văn bản cho phép đầu tư và xây dựng sân golf và dịch vụ Tân Sơn Nhất. Dự án có diện tích hơn 150 ha, nằm trong khu vực sân bay Tân Sơn Nhất, do Công ty Cổ phần Đầu tư Long Biên làm chủ đầu tư. Trong đó, diện tích làm sân golf trên 100 ha; làm hồ nước gần 15 ha; làm khu nhà cho thuê gần 10 ha; làm đường gần 8 ha; công trình công cộng gần 7 ha…

Dự án sân golf chủ yếu là kinh doanh BĐS

Trong 90 dự án sân golf nằm trong quy hoạch chỉ có 21 dự án là kinh doanh sân golf, còn lại 69 dự án kết hợp kinh doanh sân golf và kinh doanh BĐS, khu du lịch. Trong đó, sân golf chỉ là một dự án thành phần. Hiệu quả đầu tư của các dự án sân golf hoặc các dự án có mục tiêu sân golf hiện nay chủ yếu là từ việc kinh doanh BĐS như bán, cho thuê biệt thự; bán thẻ hội viên…

Gần 80% chủ đầu tư xây dựng chậm so với dự án được phê duyệt, hồ sơ đất đai chưa đúng với thực tế sử dụng đất, xây sân golf khi quy hoạch chi tiết chưa được phê duyệt. Đất được giao, cho thuê nhưng chủ đầu tư chưa ký hợp đồng thuê đất, nộp tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, không sử dụng đất…

Báo cáo việc thực hiện quy hoạch sân golf của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tháng 5-2011

Đề xuất làm sân golf trong trường bắn

Bộ Xây dựng vừa có ý kiến về việc chuyển mục đích sử dụng trên 170 ha đất quốc phòng thuộc Trường bắn Miếu Môn (TP Hà Nội) để xây dựng sân golf theo đề nghị của Bộ Quốc phòng. Cụ thể, trong quy hoạch sân golf Việt Nam đến năm 2020 và Quy hoạch chung xây dựng thủ đô Hà Nội đến năm 2030 đã được Thủ tướng phê duyệt không có quy hoạch xây dựng mới sân golf tại khu vực Miếu Môn. Do vậy, việc chấp thuận, chuyển đổi mục đích sử dụng đất quốc phòng để xây dựng sân golf tại Trường bắn Miếu Môn cần có văn bản điều chỉnh, bổ sung các quyết định nêu trên.

Theo công văn Bộ Xây dựng gửi Văn phòng Chính phủ ngày 7-11

 

(Theo PL)

Tài liệu đính kèm
Không có tài liệu đính kèm