title QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN

Duyệt điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển ngành giao thông vận tải đường sắt Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
Thứ năm, 15/10/2009, 20:15 CH
Cỡ chữ Màu chữ image
Số kí hiệu Không có
Người ký
Ngày hiệu lực
Ngày hết hiệu lực
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố Hồ Chí Minh
Trích yếu (SQHKT) – Ngày 10/09/2009, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Quyết định số 1436/QĐ-TTg phê duyệt điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển ngành giao thông vận tải đường sắt Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
Nội dung

 

Theo đó, Việt Nam sẽ phát triển mạng đường sắt đối ngoại liên kết với các cảng biển và các quốc gia có chung biên giới, thúc đẩy hội nhập quốc tế; nhanh chóng phát triển mạng đường sắt đô thị làm nòng cốt trong vận tải công cộng tại các thành phố lớn, trước mắt ưu tiên Thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Đẩy nhanh tiến độ đưa các tuyến đường sắt hiện tại vào cấp kỹ thuật bảo đảm khai thác hiệu quả hệ thống hiện có; từng bước chuyển đổi thống nhất khổ đường tiêu chuẩn 1.435mm trên toàn mạng và dần chuyển đổi từ sức kéo diesel sang sức kéo điện.

Hình thành mạng lưới đường sắt hoàn chỉnh liên kết các trung tâm kinh tế - xã hội, các vùng kinh tế trọng điểm của cả nước và phối kết hợp các phương thức vận tải khác; tham gia vận tải công cộng tại các đô thị, thành phố lớn; cung cấp dịch vụ vận tải đường sắt nội – ngoại ô, nội vùng và đường dài thông suốt, nhanh chóng, an toàn, cạnh tranh, đáp ứng nhu cầu trong nước, giao lưu quốc tế và đảm bảo an ninh quốc phòng.

Đến năm 2020, giao thông vận tải đường sắt chiếm tỷ trọng tối thiểu 13% về nhu cầu luân chuyển hành khách và 14% về luân chuyển hàng hóa trong tổng khối lượng vận tải của toàn ngành giao thông vận tải, trong đó vận tải hành khách đô thị bằng đường sắt đạt ít nhất là 20% nhu cầu vận tải hành khách công cộng tại Thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Giai đoạn đến năm 2030 đạt tỷ trọng 20% về nhu cầu luân chuyển hành khách, hàng hóa và 25% về nhu cầu vận chuyển hành khách tại các đô thị lớn.

Về kết cấu hạ tầng, giai đoạn đến năm 2020, phấn đấu hoàn thành xây dựng mới tuyến đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng và Đồng Đăng – Hà Nội; nhanh chóng phát triển giao thông vận tải bánh sắt tại các đô thị, trước mắt ưu tiên triển khai tại Thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh; ưu tiên xây dựng trước một số tuyến đường sắt cao tốc Bắc – Nam; từng bước cải tạo mở rộng các khu đoạn đường sắt đơn hiện có thành đường đôi điện khí hóa và mở rộng các tuyến đường sắt đô thị đáp ứng nhu cầu vận tại nội – ngoại ô cũng như các vùng đô thị lớn. Đến năm 2030, hoàn thành mạng đường sắt đô thị tại Thủ đô Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, và triển khai xây dựng tại một số thành phố lớn khác; cơ bản hoàn thành mạng đường sắt cao tốc Bắc – Nam; triển khai xây dựng mạng đường sắt Tây Nguyên, đường sắt nối các tỉnh ven biển đồng bằng Bắc Bộ và đường sắt đến đồng bằng sông Cửu Long.

CH

Tài liệu đính kèm
Không có tài liệu đính kèm