title Văn hóa - Xã hội

Góp ý sửa đổi chính sách cho người có công
Thứ hai, 24/06/2019, 14:39 CH
Cỡ chữ Màu chữ image

(HCM CityWeb) – Sáng 24/6, tại TPHCM, Thứ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Lê Tấn Dũng đã chủ trì Hội nghị lấy ý kiến về Dự thảo Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng (sửa đổi). Tham gia Hội nghị là đại diện lãnh đạo Sở LĐTBXH của 20 tỉnh, thành trong cả nước.

Thứ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Lê Tấn Dũng phát biểu tại Hội nghị

Thứ trưởng Lê Tấn Dũng cho rằng, ưu đãi người có công với cách mạng là một chính sách đặc biệt thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, sự tôn vinh và tri ân, đãi ngộ của Đảng, Nhà nước đối với những cống hiến của người có công với cách mạng.

Pháp lệnh Ưu đãi người hoạt động cách mạng, liệt sĩ và gia đình liệt sĩ, thương binh, bệnh binh, người hoạt động kháng chiến, người có công giúp đỡ cách mạng đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá IX thông qua ngày 29/8/1994 là cơ sở pháp lý vững chắc nhằm thể hiện trách nhiệm của Nhà nước và toàn xã hội trong việc quan tâm chăm sóc đời sống vật chất, tinh thần người có công và gia đình người có công. Từ đó đến nay, Pháp lệnh đã được sửa đổi qua các năm 1998, 2000, 2002, 2005, 2007, 2012 và được đổi tên thành Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng (sau đây gọi là Pháp lệnh) để phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của đất nước qua từng thời kỳ.

Ông Lê Minh Tấn, Giám đốc Sở LĐTBXH TPHCM đóng góp ý kiến tại Hội nghị

Đến thời điểm hiện nay, công tác thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng tiếp tục đặt ra các yêu cầu mới, đòi hỏi cần tiếp tục hoàn thiện. Thực tiễn thi hành Pháp lệnh đang bộc lộ một số vướng mắc, bất cập.

Qua hội nghị này, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội mong muốn lắng nghe các ý kiến đóng góp của đại biểu để ban soạn thảo sửa đổi toàn diện để thay thế Pháp lệnh hiện hành nhằm tháo gỡ các vấn đề còn vướng mắc, bất cập trong quá trình thực hiện Pháp lệnh, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn cũng như tiếp tục thể chế hóa đầy đủ, kịp thời quan điểm, chủ trương của Đảng, đồng thời tạo cơ sở pháp lý chặt chẽ, minh bạch, thống nhất, đảm bảo công bằng, hợp lý, tạo sự đồng thuận cao của xã hội trong quá trình tổ chức thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công và thân nhân của họ.

Tin mới hơn
Tin đã đưa