title QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN

Hà Nội: Sẽ di dời 13 bệnh viện lớn
Thứ ba, 18/12/2018, 23:48 CH
Cỡ chữ Màu chữ image
Số kí hiệu Không có
Người ký
Ngày hiệu lực
Ngày hết hiệu lực
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố Hồ Chí Minh
Trích yếu
Nội dung

Những khó khăn muôn thuở: Thiếu đất, thiếu tiền xây bệnh vin mi.

“Mỗi khi dẫn chuyên gia hay khách nước ngoài đi thăm những bệnh viện trong nước, nhất là các bệnh viện ở Hà Nội, tôi thấy rất xấu hổ vì sự quá tải, chật chội và cả về kiến trúc lạc hậu…” - Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến phát biểu tại cuộc họp giữa Bộ Y tế với UBND TP Hà Nội, ngày 14-12.

Theo UBND TP Hà Nội, sẽ có 13 bệnh viện lớn đang quá tải trầm trọng trong nội thành phải di dời. Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất mà các bệnh viện này đang vấp phải là chưa tìm được đất để xây bệnh viện mới. GS Nguyễn Thanh Liêm, Giám đốc BV Nhi trung ương, than: “Việc tìm đất là cực kỳ khó, chỉ có ai qua “đoạn trường” mới thấu”. Một vấn đề nữa cũng được lãnh đạo các bệnh viện trình bày là: Khi có đất rồi, không biết lấy đâu tiền để xây. “Mà ngay cả khi đã có đất, có tiền thì việc xây dựng bệnh viện mới cũng chưa hẳn đã suôn sẻ. Từ khâu lập dự án tới lúc đưa các bệnh viện mới đi vào hoạt động có khi phải mất tới 15-20 năm” - lãnh đạo BV Bạch Mai cho hay.

BV Bạch Mai là một trong những BV thường xuyên quá tải sẽ phải di dời. Ảnh: Ng.Quốc

Để giảm tình trạng quá tải, hướng gỡ của nhiều bệnh viện là xây dng cơ s 2. Tuy nhiên, điu này cũng vướng phi nhng khó khăn v đt và tin xây dng. “Ngoài ra, xây cơ s 2 nhưng nếu không đưa bác sĩ gii v thì người dân vn chy thng ti bnh vin cũ. Như vy s rt lãng phí” - mt cán b ca B Y tế bày t.

Về vấn đề đất xây dựng, Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thế Thảo cho biết: Quy hoạch chung Hà Nội mở rộng đã khoanh vùng khu vực xây bệnh viện mới, để chuyển một số bệnh viện hiện đang quá tải, chật chội ra đó. Thời gian tới, TP sẽ thực hiện đúng quy hoạch này. Còn về việc thiếu tiền xây bệnh viện mới, nhiều ý kiến cho rằng nên huy động vốn từ tư nhân hoặc nhà đầu tư nước ngoài. “Tiền xây bệnh viện có thể là vốn trái phiếu, ODA hay từ việc xã hội hóa” - bà Tiến nói thêm.

Các bệnh viện ở Hà Nội sẽ phải di dời

Bạch Mai, Phụ sản Trung ương, Nhi Trung ương, Việt Đức, K, Tai Mũi Họng, Lao và Bệnh phổi Trung ương, Châm cứu Trung ương, Y học Cổ truyền Trung ương, Nội tiết, Mắt Trung ương, ĐH Y Hà Nội, Hữu nghị.

(Theo PL)

Tài liệu đính kèm
Không có tài liệu đính kèm