title QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN

Khi thiết kế phải chú ý đến giao thông công cộng
Chủ nhật, 06/05/2012, 22:45 CH
Cỡ chữ Màu chữ image
Số kí hiệu Không có
Người ký
Ngày hiệu lực
Ngày hết hiệu lực
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố Hồ Chí Minh
Trích yếu
Nội dung

TS.KTS Hoàng Hu Phê - Ch tch HĐQT, Giám đc Cty VINACONEX R&D:

Khi thiết kế phải chú ý đến giao thông công cộng

S tp trung quá nhiu nhà cao tng khu vc ni đô được ch ra như là mt nguyên nhân gây ùn tc giao thông. Nhưng cũng có chuyên gia cho rng, nếu t chc giao thông không tt thì đường rng vn tc. Trao đi v vn đ này, TS.KTS Hoàng Hu Phê - Ch tch HĐQT, Giám đc Cty CP Tư vn, đu tư xây dng ng dng công ngh mi VINACONEX R&D cho biết:

- Có quan nim cho rng các nhà cao tng sau thi gian ngn s biến thành nhng chut cao tng, còn quan đim ca tôi là khác hn. Quan đim ca VINACONEX thì nhng cái thun li ca nhà cao tng có th nhìn thy rt là rõ, và có th đo được, trong khi nhng cái chng li vic xây dng nhà cao tng ch yếu ch là nhn thc, là nhng suy nghĩ thôi. Nếu nói v nhà cao tng làm ùn tc giao thông thì HongKong s không th đi được bước nào, thc tế HongKong, Singapore không h tc đường dù đó là TP ca các tòa nhà cao tng. Không th quy cho nhà cao tng làm tc nghn giao thông.

HongKong,New York,Singapore… là những TP phát triển trên thế giới với những tòa nhà chọc trời. Trong cuốn “Thắng lợi huy hoàng của những TP” của một giáo sư trường ĐH Harvard đã đưa ra ba ví dụ rất hay.Singaporethì mọi thứ ổn thỏa, nhà rất cao và rất đẹp.New Yorkcòn mang hơi hướng của một đế chế chủ yếu là nhà cao tầng, nhưngBomBayhọ học theo lối của người Anh nên họ rất hạn chế về chiều cao. Chỉ có năm nay mới bắt đầu xây những nhà khoảng 40 tầng, còn trước đó họ xây nhà rất thấp tầng. Ba ví dụ này nói lên rất nhiều điều. Tương lai phát triển của các đô thị đang rất sáng sủa. Nhất là ở châu Á, khả năng đô thị hóa còn rất lớn, vì hiện nay mức độ đô thị mới khoảng 42%, còn ở Mỹ và các nước châu Âu thì mức độ đô thị khoảng 75%.

Thưa ông, tỷ lệ đất giao thông có phải là nguyên nhân chính dẫn tới ùn tắc giao thông ở các TP lớn ở Việt Nam hiện nay, khi mà đường nội đô thì quá nhỏ, đường vành đai chưa xây xong, thì các KĐTM đã mọc dày đặc?

- Khi nói đến tác động của đô thị đến giao thông, người ta thường nghiêng về vấn đề sử dụng đất chứ không phải là mức tiếp cận. Chúng tôi đã làm việc với Cty hàng đầu của Italia về giao thông. Họ đã chỉ ra rằng mật độ không phải là thứ chịu trách nhiệm, là nguyên nhân gây tắc nghẽn, vì nhiều TP rất hiệu quả và giao thông rất tốt. Muốn có giao thông tốt thì phải dựa vào giao thông công cộng. Tức là khi thiết kế phải chú ý đến giao thông công cộng chứ không phải chỉ chăm chăm đến vấn đề sử dụng đất. Trên thế giới họ đã đưa ra rất nhiều mô hình mới, và diện tích giao thông tĩnh (bãi đỗ xe) rất là lớn.

Theo ông, có nên xây dựng các tòa nhà cao tầng hay phát triển dàn trải đô thị?

- Việc xây dựng nhà cao tầng rất hiệu quả, cạnh tranh. Thực tế TP có nhà cao tầng có sự phát thải cacbon thấp hơn là những TP dàn trải, như ở Austraylia chẳng hạn. Những cái mà người ta không thích là vì không có đủ tài chính, cảm giác của người ta rằng nhà cao tầng sẽ gây hại với môi trường, giao thông, thực ra không hẳn như vậy.

Trước đây, giao thông là quan trọng nhất, nhưng hiện nay toàn cầu hóa thì các đô thị cạnh tranh nhau về tiện nghi và ngành kinh tế dựa vào kiến thức. Hà Nội mở rộng năm 2008 và trở thành TP lớn thứ 17 trên thế giới. Hà Nội đang bước lên cái thang càng ngày càng cao trong việc cạnh tranh và phát triển bền vững. Khi mở rộng, Hà Nội đã để riêng khu phố cổ để phát triển, trong khi những nhà cao tầng có thể để phát triển ra ngoài.

Được biết, trước đây ông từng tham gia thực hiện một chương trình giao thông với Thụy Điển. Nếu ứng dụng chương trình này có thể giải quyết được phần nào giao thông của Hà Nội, vốn đang rất hỗn loạn không, thưa ông?

- Đó là một chương trình giao thông rất lớn, trị giá mấy chục triệu USD mà tôi đã tham gia làm cùng SIDA (Thụy Điển) vào năm 1993, nhưng đáng buồn là nó không được sử dụng ở Việt Nam. Nó là một nghiên cứu chẩn đoán các khiếm khuyết về giao thông để đưa ra quy hoạch tốt hơn.

Có thể nói đây là một công trình mô phỏng lớn nhất về giao thông ở ViệtNam. Khi thực hiện chương trình này, tôi từng vẽ 84 phường, gần 900 tổ ở các quận nội thành Hà Nội lúc đó để dựng một ma trận với chương trình mô phỏng rất lớn về điểm đi và điểm đến. Giao thông là một mạng lưới, nếu ta tác động vào một chỗ thì nó sẽ tác động đến những chỗ xung quanh. Qua chương trình này, ta có thể kiểm soát được giao thông Hà Nội. Khi đó, tôi cùng Trường ĐH Giao thông đã phỏng vấn 7.500 hộ gia đình để lập ra mô hình đó nhưng lại không thấy dùng. Tôi cảm thấy rất là ngạc nhiên. Tôi mong muốn làm sao đề nghị SIDA và Sở GTVT Hà Nội ứng dụng nó, ít nhất là sử dụng một khu vực cục bộ.

Xin cảm ơn ông!

 (Theo Báo Xây dựng điện tử)

 

Tài liệu đính kèm
Không có tài liệu đính kèm