TPHCM, Hà Nội và các tỉnh Bắc Trung Bộ ký kết thỏa thuận liên kết, hợp tác phát triển du lịch - TPHCM, Hà Nội và các tỉnh Bắc Trung Bộ ký kết thỏa thuận liên kết, hợp tác phát triển du lịch
Kinh tế - đô thị
(HCM CityWeb) - Diễn đàn liên kết phát triển du lịch giữa thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và vùng Bắc Trung Bộ mở rộng gồm: Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị có chủ đề ““Hội tụ tinh hoa - Nâng tầm điểm đến” diễn ra ngày 1/7, tại tỉnh Nghệ An với chương trình chính của diễn đàn là thống nhất ký kết thỏa thuận liên kết, hợp tác phát triển du lịch giữa TPHCM, TP Hà Nội và các tỉnh Bắc Trung Bộ.
Phó Chủ tịch UBND TPHCM Phan Thị Thắng phát biểu tại lễ ký kết
Trong đó, thỏa thuận ký kết có lộ trình 5 năm (2022-2027) và dựa trên bốn nội dung hợp tác chính:
Đối với công tác quản lý nhà nước về du lịch, việc áp dụng trao đổi về tình hình hoạt động du lịch và các giải pháp thúc đẩy liên kết giữa các địa phương, các giải pháp thúc đẩy liên kết giữa các địa phương và quy hoạch, kế hoạch dài hạn và hàng năm của từng địa phương.
Về việc phát triển nguồn nhân lực du lịch, Hà Nội và TPHCM hỗ trợ giới thiệu giảng viên đào tạo, tập huấn tại các tỉnh Bắc Trung Bộ mở rộng theo nội dung do các địa phương đề xuất.
Với việc phát triển sản phẩm du lịch, trên cơ sở tiềm năng phát triển du lịch địa phương, các tỉnh, thành phố trong chương trình liên kết sẽ lựa chọn những sản phẩm đặc trưng để giới thiệu. Đồng thời, chúng tôi cũng xây dựng các gói sản phẩm kích cầu du lịch chung giữa các địa phương trong đó TP Hà Nội và TP HCM là hạt nhân của khối liên kết.
Khu vực Bắc Trung Bộ là vùng có khá nhiều tiềm năng, lợi thế phát triển du lịch đặc thù so với các địa phương khác khi sở hữu dải bờ biển dài, nền văn hóa đặc sắc và nhiều cửa khẩu giáp với Lào. Vị trí này quan trọng trong phát triển du lịch Việt Nam cũng như phát triển kinh tế và du lịch trên hành lang Đông - Tây với các nước trong khu vực.
Lãnh đạo các tỉnh/thành phố thăm khu triển lãm các sản phẩm phục vụ du lịch
Khu vực Bắc Trung Bộ gồm 6 tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên – Huế, có dân số trên 10 triệu người với 25 dân tộc anh em cùng sinh sống; là vùng có khá nhiều tiềm năng, lợi thế phát triển du lịch đặc thù, đặc sắc mà các vùng khác không có. Đồng thời, khu vực này cũng có tiềm năng du lịch rất lớn với 5 di sản thế giới cùng gần 400 di tích lịch sử cách mạng, nhiều cảnh quan tự nhiên hùng vĩ, các hệ sinh thái gắn với vườn quốc gia và hệ thống đầm phá, biển đảo, các cửa khẩu quốc tế, chợ đường biên tạo lợi thế giao lưu quốc tế, phong tục tập quán văn hóa độc đáo... Vấn đề đặt ra là cần phát huy những lợi thế khác biệt nổi bật đảm bảo cho vùng phát triển du lịch như thế nào?
Được biết đẩy mạnh phát triển du lịch tại các tỉnh Bắc Trung Bộ mở rộng luôn là mối quan tâm và là một trong những nội dung quan trọng trong công tác chỉ đạo của Tổng cục Du lịch.
Năm 2022, mặc dù “đường băng” du lịch còn nhiều khó khăn, thử thách sau tác động lớn của dịch Covid-19 nhưng các địa phương vùng Bắc Trung bộ nói chung đã và đang nhanh chóng, chủ động nắm bắt cơ hội, mở rộng giao lưu, hợp tác với các địa phương trong vùng và cả nước đưa ngành du lịch bứt phá mạnh mẽ.
Minh Dung
- UBND TPHCM và Đại học Quốc gia TPHCM ký kết Chương trình hợp tác giai đoạn 2022-2025 (02/07)
- Chủ tịch UBND TPHCM kiểm tra công tác cải cách hành chính tại Quận 1 (02/07)
- Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TPHCM tổ chức Hội nghị sơ kết giữa nhiệm kỳ (02/07)
- Khai mạc Diễn đàn Liên kết phát triển du lịch TPHCM, TP Hà Nội và Bắc Trung Bộ (01/07)
- Đẩy mạnh thông tin tuyên truyền để tăng tỷ lệ sử dụng dịch vụ công mức độ 3, 4 (01/07)
- Khai mạc Ngày hội TPHCM và tuyên dương Gia đình văn hóa – Hạnh phúc tiêu biểu 2022 (01/07)
- Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam – Châu Âu 2022 (30/06)
- Phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ năm 2022 (30/06)
- Phát huy tốt vai trò uy tín của già làng, trưởng bản, người có uy tín để tăng cường quan hệ gắn bó giữa nhân dân với Đảng, chính quyền (29/06)
- Kinh tế TPHCM tiếp tục đà phục hồi mạnh mẽ (29/06)