title QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN

Nghị định về thi hành một số điều Luật khoáng sản
Chủ nhật, 15/04/2012, 23:30 CH
Cỡ chữ Màu chữ image
Số kí hiệu Không có
Người ký
Ngày hiệu lực
Ngày hết hiệu lực
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố Hồ Chí Minh
Trích yếu
Nội dung

(SQHKT) – Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 15/2012/NĐ-CP ngày 9/3/2012 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật khoáng sản.

Nghị định gồm 6 chương 46 điều quy định về: Quy hoạch khoáng sản, điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản, khu vực khoáng sản; quy định về hoạt động khoáng sản; thẩm định, phê duyệt trữ lượng khoáng sản; khai thác khoáng sản, đóng cửa mỏ khoáng sản; thủ tục cấp phép hoạt động khoáng sản, phê duyệt trữ lượng khoáng sản và đóng cửa mỏ khoáng sản; tài chính về khoáng sản.

Việc lập quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phải bảo đảm các nguyên tắc: phù hợp với chiến lược khoáng sản, quy hoạch khoáng sản theo quy định; bảo đảm khai thác, sử dụng khoáng sản hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả phục vụ nhu cầu hiện tại, đồng thời có tính đến sự phát triển khoa học, công nghệ và nhu cầu khoáng sản trong tương lai. Phải bảo vệ môi trường, cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh và các tài nguyên thiên nhiên khác.

Nghị định quy định, đối với hộ kinh doanh được thăm dò khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường phải đáp ứng 4 điều kiện:

1. Được UBND cấp tỉnh lựa chọn theo quy định hoặc trúng đấu giá quyền khai thác khoáng sản ở khu vực chưa thăm dò khoáng sản; có hợp đồng với tổ chức có đủ điều kiện hành nghề thăm dò khoáng sản quy định tại khoản 1 Điều 35 Luật Khoáng sản để thực hiện đề án thăm dò;

2. Có đề án thăm dò phù hợp với quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có khoáng sản;

3. Có vốn chủ sở hữu ít nhất bằng 50% tổng vốn đầu tư thực hiện đề án thăm dò khoáng sản;

4. Diện tích khu vực xin thăm dò không quá 1 ha.

Hộ kinh doanh quy định tại khoản 2 Điều 51 Luật Khoáng sản được cấp Giấy phép khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường, Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản khi đáp ứng đủ 4 điều kiện sau đây:

1. Có dự án đầu tư khai thác khoáng sản ở khu vực đã thăm dò và phê duyệt trữ lượng phù hợp với quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản tỉnh, thành phố nơi có khoáng sản. Dự án đầu tư khai thác khoáng sản phải có  phương án sử dụng nhân lực chuyên ngành, thiết bị, công nghệ, phương pháp khai thác phù hợp;

2. Có bản cam kết bảo vệ môi trường được xác nhận theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;

3. Có vốn chủ sở hữu ít nhất bằng 30% tổng số vốn đầu tư của dự án đầu tư khai thác khoáng sản;

4. Quy mô công suất khai thác không quá 3.000 m3 sản phẩm là khoáng sản nguyên khai/năm.

Nghị định cũng nêu rõ, quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định tại khoản 3 Điều 10 Luật Khoáng sản được lập với 3 loại khoáng sản:

1.  Khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường, than bùn;

2.  Khoáng sản ở khu vực có khoáng sản phân tán, nhỏ lẻ đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường khoanh định và công bố;

3.  Khoáng sản ở bãi thải của mỏ đã đóng cửa.

Theo quy đnh ti Ngh đnh này, trong quá trình khai thác khoáng sn, các t chc, cá nhân có quyn chuyn nhượng quyn khai thác khoáng sn. Điều kiện chuyển nhượng:

1.   Tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng đủ điều kiện  quy định cấp Giấy phép khai thác khoáng sản;

2.   Tính đến thời điểm chuyển nhượng, tổ chức, cá nhân được phép khai thác khoáng sản đã hoàn thành công tác xây dựng cơ bản, đưa mỏ vào khai thác và đã thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật;

3.   Khu vực được phép khai thác không có tranh chấp về quyền và nghĩa vụ liên quan đến hoạt động khoáng sản;

4.   Tổ chức, cá nhân đề nghị chuyển nhượng đã nộp đủ hồ sơ cho cơ quan tiếp nhận hồ sơ khi Giấy phép khai thác khoáng sản còn hiệu lực ít nhất là 90 ngày.

Thời hạn giải quyết hồ sơ chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản tối đa là 45 ngày, kể từ ngày cơ quan tiếp nhận hồ sơ có văn bản tiếp nhận. Trường hợp đề nghị chuyển nhượng không được cơ quan có thẩm quyền cấp phép chấp thuận thì tổ chức, cá nhân chuyển nhượng được tiếp tục thực hiện Giấy phép khai thác khoáng sản hoặc trả lại Giấy phép khai thác khoáng sản.

Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 25/4/2012. Các Nghị định số 160/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật khoáng sản (1996) và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khoáng sản (2005) và Nghị định số 07/2009 NĐ-CP ngày 23/01/2009 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 160/2005/ND-CP hết hiệu lực kể từ ngày 01/7/2011.

 

Tài liệu đính kèm
Không có tài liệu đính kèm