title QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN

Nghiên cứu sáu phương án xây dựng đường sắt cao tốc Bắc-Nam
Thứ tư, 19/12/2018, 00:01 SA
Cỡ chữ Màu chữ image
Số kí hiệu Không có
Người ký
Ngày hiệu lực
Ngày hết hiệu lực
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố Hồ Chí Minh
Trích yếu
Nội dung

Ngày 9-12, Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam và Tổ chức Hợp tác Quc tế Nht Bn ti Vit Nam (JICA Vit Nam) t chc hi tho “Nghiên cu các phương án phát trin đường st trên tuyến đường st Bc-Nam”.

Điểm khác biệt lớn nhất so với dự án đường sắt Bắc-Nam mà trước đó Chính phủ trình ra Quốc hội khóa 12 (tháng 6-2010) là đơn vị nghiên cứu của Nhật Bản đưa ra sáu phương án phát triển hệ thống đường sắt Bắc-Nam (nhiều hơn hai phương án so với trước đây).

Theo ông Đỗ Văn Hạt, Tổng Giám đốc Công ty CP Tư vấn Đầu tư và Xây dựng GTVT, những năm qua ngành đường sắt đã đầu tư nhiều cho việc nâng cấp cải tạo tuyến đường sắt Bắc-Nam, đoạn Hà Nội - Vinh và TP.HCM - Nha Trang, để đạt tốc độ 100 km/giờ. “Nếu đầu tư theo nghiên cứu của JICA, tốc độ cũng chỉ đạt tới 120 km/giờ thì sẽ là lãng phí. Vì vậy việc nghiên cứu cần phải tính đến phương án xa hơn, vì ít nhất từ nay đến năm 2020 phương án đầu tư hiện tại vẫn đang phát huy hiệu quả” - ông Hạt nói.

TS Khuất Việt Hùng (ĐH GTVT) cho rằng đường sắt Bắc-Nam là một trong số các dự án hiếm hoi tác động đến kinh tế - xã hội của đất nước nên việc nghiên cứu thận trọng, toàn diện là hết sức cần thiết. Ông Nguyễn Đạt Tường, Tổng Giám đốc Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam, đề nghị ngoài việc công bố các kết quả vắn tắt của nghiên cứu, phía Nhật Bản cần đưa ra phương thức nghiên cứu và cách tính toán các số liệu để tăng tính thuyết phục hơn.

Các cơ quan chức năng đề nghị xây dựng chiến lược thực hiện dự án với lộ trình đặt ra là giai đoạn 2020-2030. Trong đó, sẽ thực hiện việc phân kỳ đầu tư, phát triển, huy động vốn, giải phóng mặt bằng, sử dụng vốn ODA, điều kiện đầu tư của nước ngoài… Đồng thời, sẽ nghiên cứu chi tiết toàn bộ sáu phương án trên như phân tích nhu cầu, nghiên cứu kỹ thuật, thiết kế, bao gồm cả dự trù kinh phí sơ bộ, chiến lược thực hiện. Ngoài ra, sẽ tiến hành nghiên cứu vai trò liên phương thức của các tuyến đường sắt cũng như gắn kết đường sắt cao tốc với phát triển kinh tế - xã hội và đô thị của các tỉnh, thành có liên quan trên toàn tuyến.

Dự kiến đến tháng 2-2012, đơn vị nghiên cứu sẽ trình báo cáo giữa kỳ và tiến hành thảo luận các kịch bản phát triển đường sắt, đồng thời lựa chọn kịch bản phù hợp nhất.

Sáu phương án do phía Nhật Bản nghiên cứu

Phương án 1: Không xây dựng tuyến đường sắt mới mà chỉ nâng cấp đường sắt cũ thành đường đôi với đường lồng (khổ 1 m và 1,435 m), bảo đảm tốc độ chạy tối đa ở hiện tải, cả tàu khách và hàng.

Phương án 2: Không xây dựng tuyến đường sắt mới mà chỉ nâng cấp đường sắt cũ thành đường đôi, khổ 1,435 m, tốc độ chạy tàu là 200 km/giờ.

Phương án 3: Cải tạo đường sắt cũ, đồng thời xây dựng tuyến đường mới khổ 1,435 m, đường đôi, tốc độ 200 km/giờ.

Phương án 4: Cải tạo đường sắt cũ, đồng thời xây tuyến đường sắt đôi mới, khổ 1,435 m, vận tốc 300 km/giờ.

Phương án 5: Cải tạo đường sắt cũ thành đường đôi, đồng thời xây dựng tuyến mới với khổ 1,435 m, đường đôi, vận tốc 200 km/giờ.

Phương án 6: Cải tạo đường sắt cũ thành đường đôi, xây dựng thêm tuyến mới, khổ 1,435 m, đường đôi, có tốc độ 300 km/giờ.

(Theo PL)

Tài liệu đính kèm
Không có tài liệu đính kèm