title QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN

Ngược hay không ngược?
Thứ hai, 13/02/2012, 17:45 CH
Cỡ chữ Màu chữ image
Số kí hiệu Không có
Người ký
Ngày hiệu lực
Ngày hết hiệu lực
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố Hồ Chí Minh
Trích yếu
Nội dung

Ti bui đi thoi trc tiếp chiu 12-1, công dân Thái Bá Minh (Hà Ni) đã hi mt câu hi khá hóc búa vi B trưởng Đinh La Thăng rng ti sao B GTVT li làm quy trình ngược khi đ xut ban hành phí lưu hành xe trong đô th?

Đáp lại, Bộ trưởng Đinh La Thăng nói rằng bộ này dựa vào “Báo cáo của Chính ph trình QH ti kỳ hp th hai”, trong đó có đ cp mt s “gii pháp cp bách gim thiu, kim chế tai nn giao thông và x lý ùn tc ti các TP ln”. B trưởng Thăng cũng vin dn ngh quyết ca QH v tr li cht vn, trong đó có ni dung nht trí vi mt s gii pháp ca Chính ph; đng thi cũng vin dn ý kiến ca ch tch y ban An toàn giao thông Quc gia v xây dng đ án trình Chính phy ban Thường v QH, trong đó b sung phí lưu hành phương tin cá nhân vào Pháp lnh Phí và l phí.

Chốt lại, ông Thăng nói “tính pháp lý của đề án là đầy đủ” và “không phải là quy trình ngược”.

Nhiều người rất chia sẻ với tâm huyết của Bộ trưởng Thăng khi mong muốn giải quyết ngay tình trạng ùn tắc tại Hà Nội và TP.HCM. Tuy nhiên, với lý lẽ mà bộ trưởng đưa ra, nhận định “không phải quy trình ngược” thật khó đứng vững.

Cụ thể, theo quy định tại Điều 10 Pháp lệnh Phí và lệ phí thì thẩm quyền chủ trì soạn thảo các văn bản quy phạm pháp luật về phí và lệ phí để trình Chính phủ (hoặc ban hành theo thẩm quyền) là của Bộ Tài chính, chứ không phải là của Bộ GTVT (đơn vị này chỉ có quyền đề nghị và phối hợp). Mặt khác, các văn bản, ý kiến mà Bộ trưởng Thăng viện dẫn không phải là văn bản pháp quy hướng dẫn quy trình sửa đổi một văn bản quy phạm pháp luật (QPPL) thuộc thẩm quyền của Ủy ban Thường vụ QH mà chỉ là những văn bản có tính chất định hướng, chỉ đạo của cấp trên để cấp dưới thực hiện. Việc “chấp hành” định hướng ấy vẫn phải đảm bảo quy trình theo luật.

Vì vậy, theo quy định tại Luật Ban hành văn bản QPPL, để ra đời một văn bản mới (hoặc sửa đổi), cơ quan soạn thảo (trong trường hợp này là Bộ Tài chính) bắt buộc phải trải qua nhiều bước, trong đó có những khâu không thể không làm là tổng kết các quy định đã có; đánh giá tác động về dự thảo quy định mới; tổ chức lấy ý kiến các cơ quan và đặc biệt là đối tượng bị tác động… Tất cả các khâu này còn phải trải qua bước thẩm định tại Bộ Tư pháp, sau đó mới trình lên Chính phủ để đề xuất Ủy ban Thường vụ QH sửa đổi.

Thế nhưng trong trả lời của Bộ trưởng Thăng cũng như trong các văn bản cung cấp cho báo chí không thấy nêu ý kiến của cơ quan chủ trì là Bộ Tài chính; ý kiến của cơ quan thẩm định là Bộ Tư pháp là đồng ý hay không!

Do vậy, người ta vẫn tiếp tục đặt câu hỏi: Việc làm của Bộ GTVT là ngược hay không ngược?

(Theo PL) 

Tài liệu đính kèm
Không có tài liệu đính kèm