title QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN

Phải thổi được “hồn” vào tượng và tượng đài
Thứ tư, 19/10/2011, 16:50 CH
Cỡ chữ Màu chữ image
Số kí hiệu Không có
Người ký
Ngày hiệu lực
Ngày hết hiệu lực
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố Hồ Chí Minh
Trích yếu
Nội dung

Một tượng đài có giá tr phi khơi dy được lòng yêu nước, lòng t hào dân tc ca người thưởng lãm.

Việt Nam không phải là đất nước có truyền thống về tượng, tượng đài (nhất là tượng hoành tráng) và cả về văn hóa tượng đài. Nhưng đó không phải là lý do chính ngăn cản chúng ta phát triển, hoàn thiện hệ thống tượng và tượng đài. Điều quan trọng là những tượng, tượng đài chúng ta làm hôm nay sẽ truyền được thông điệp gì và mang lại cảm hứng sống như thế nào cho các thế hệ con cháu mai sau.

Nhiều tượng ít sự sáng tạo

Tượng và tượng đài từ lâu đã là một phần “hồn” không thể thiếu của các đô thị trên thế giới. Về tượng, có thể chia làm hai loại chính là tượng trang trí và tượng “thiêng”. Tượng trang trí rất đa dạng về hình thức, kiểu dáng, chất liệu và quy mô; thường được đặt rải rác hay từng cụm trong công viên, trên trục đường, vỉa hè… Cùng với cây xanh, thảm cỏ, công trình kiến trúc thì tượng trang trí góp phần tạo ra những điểm nhấn trong bức tranh đô thị. TP.HCM có khá nhiều tượng trang trí, tuy một vài nơi được ghi nhận là có thành công nhất định (như Đầm Sen, Tao Đàn) nhưng nhìn chung vẫn còn đơn điệu, tẻ nhạt và tủn mủn.

Loại tượng “thiêng” thường có hai nhóm, thứ nhất là tượng tôn giáo và thứ hai là tượng các vị anh hùng dân tộc, các danh nhân, các sự kiện lịch sử.

Nhóm tượng tôn giáo thường ít có sự sáng tạo, chủ yếu tuân theo những khuôn mẫu có sẵn. Những tượng gây được mỹ cảm chủ yếu do đặt ở vị trí đắc địa và được phông nền xung quanh tôn lên như tượng Đức Mẹ trước nhà thờ Đức Bà. Tượng Phật đẹp và linh diệu không phải ở chỗ to hay nhỏ, đứng hay nằm, thếp vàng hay sơn đỏ mà vì các tượng thường được đặt trong một bối cảnh rất truyền thống (trong điện, nơi tĩnh lặng có nhiều cây xanh, mặt nước, ao sen), lánh xa chốn chợ búa hay giao lộ ồn ào.

Nhóm tượng “thiêng” thứ hai ở Việt Nam chủ yếu là tượng các sự kiện lịch sử, tượng danh nhân. Thực lòng mà nói những tượng này ít gây ấn tượng về mỹ thuật, thậm chí nhiều tượng còn rất xấu. Đơn cử, những tượng “công nông binh” thường na ná nhau, bao giờ cũng có nam phụ lão ấu cùng cầm gươm, giáo mác... Còn tượng danh nhân cũng rơi vào cảnh tương tự, nhiều tượng hầu như được “đúc” theo khuôn và đóng gói gửi về từng địa phương.

Tượng đài Ngọn lửa vĩnh cửu  không bao giờ tắt để tưởng niệm các chiến sĩ vô danh

ở Nga đã hy sinh trong Thế chiến thứ hai. Ảnh: Julia Sapic

Tượng đài tại quảng trường nổi tiếng Trafalgar tại London (Anh). Ảnh: STEPHEN REES

Tượng đài phải là những thông điệp bất hủ

Trước đây, nhiều sinh viên Việt Nam du học ở Liên Xô cũ bị chinh phục bởi các tượng đài hoành tráng ở khắp xứ sở Bạch Dương. Những ai từng đứng trước tượng đài vĩ đại Mẹ Tổ quốc, tượng đài những chiến sĩ hồng quân đầu tiên ngã xuống tại pháo đài Bret giáp biên giới Ba Lan hay tượng đài Ngọn lửa vĩnh cửu (tưởng niệm những chiến sĩ vô danh đã ngã xuống trong Thế chiến thứ hai) đều không khỏi suy tư về những cuộc chiến tranh đã qua, từ đó thấy được giá trị thiêng liêng của hai chữ hòa bình…

Tôi từng đứng lặng rất lâu để ngắm những tượng đài các vị anh hùng dân tộc được dựng ở Seoul, Hàn Quốc. Dưới chân tượng lúc nào cũng có những bó hoa tươi thắm do người dân đặt. Bất cứ người Hàn Quốc nào đi qua các tượng đài này cũng đều ngả mũ chào, nhiều người còn dừng lại rất lâu với vẻ trầm tư mặc tưởng. Điều đó thể hiện tượng đài của nước bạn có những giá trị văn hóa rất cao.

Tôi tự hỏi ở Việt Nam có được bao nhiêu bức tượng khiến con người ta phải tự vấn bản thân hay tự suy gẫm về thời cuộc? Có bao nhiêu bức tượng mà khi ngắm chúng ta như được tiếp thêm sức mạnh từ cha ông bởi lòng tự hào về một dân tộc có sức sống mãnh liệt? Tôi cứ ước ao đất nước chúng ta, TP chúng ta có được những bức tượng hoành tráng của những nhà quân sự kiệt xuất đã từng đập tan những đội quân xâm lược hung hãn vào các thời đại khác nhau. Tất nhiên những bức tượng đó không phải là chỉ làm để thờ cúng cho có, mà phải là những bức tượng có sức mạnh hơn triệu lời rao giảng, khơi dậy được lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc của người thưởng lãm. Những tượng đài như thế chính là thông điệp bất hủ truyền dạy cho các thế hệ muôn đời những bài học lịch sử mạnh mẽ nhất, sống động nhất, trực quan nhất.

PGS-TS NGUYỄN MINH HÒA Trưởng khoa Đô Thị Học ĐH KHXH&NV  TP.HCM

(Theo phapluattp.vn)

 

Tài liệu đính kèm
Không có tài liệu đính kèm