title QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN

Phê duyệt Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Thành phố Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050
Thứ năm, 22/03/2012, 17:40 CH
Cỡ chữ Màu chữ image
Số kí hiệu Không có
Người ký
Ngày hiệu lực
Ngày hết hiệu lực
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố Hồ Chí Minh
Trích yếu
Nội dung

(SQHKT) Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã ký Quyết định số 222/QĐ-TTg duyệt Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Thành phố Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Theo đó, mục tiêu tổng quát đến năm 2030, Hà Nội là Thủ đô - đầu não chính trị hành chính quốc gia giàu, đẹp, xanh, văn minh, văn hiến, thanh lịch, hiện đại, dân tộc tiêu biểu cho cả nước; trung tâm lớn về kinh tế, văn hóa; khoa học, giáo dục – đào tạo, y tế, du lịch, thể thao và giao dịch quốc tế trong cả nước; đi đầu trong nhiều lĩnh vực – là đầu tàu lôi kéo sự phát triển chung của cả nước; người dân có điều kiện sống tốt (thu nhập cao hơn mức trung bình của cả nước, được hưởng được hưởng các dịch vụ chất lượng cao, môi trường sống tốt, môi trường làm việc và đầu tư đạt tiêu chuẩn quốc tế, thân thiện và an toàn).

Hà Nội phấn đấu tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm nội địa (GDP) bình quân hàng năm 12 - 13% thời kỳ 2011 - 2020 và 9,5 - 10% thời kỳ 2021 – 2030. Cơ cấu lao động đến năm 2020 là dịch vụ 54 - 55%; công nghiệp - xây dựng 30 - 31%; nông nghiệp 14 - 16%; năm 2030 tương ứng là: 59 - 60%; 34 - 35% và 5 - 6%. Quy mô dân số năm 2020 khoảng 7,9 - 8 triệu người, năm 2030 khoảng 9,2 triệu người.

Theo Quyết định này, Hà Nội sẽ tập trung đầu tư xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đi trước một bước so với yêu cầu xây dựng, phát triển Thủ đô. Hoàn thiện việc phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại gắn kết với thiết kết và xây dựng các công trình kiến trúc tiêu biểu.

Đặc biệt, phát triển hệ thống đường giao thông kết nối nhanh lan tỏa từ trung tâm ra các vùng ngoại vi; hoàn thành xây dựng các tuyến đường quốc lộ, đường cao tốc, đường xuyên tâm, đường vành đai nối Hà Nội với các tỉnh và kết nối đô thị trung tâm với các đô thị vệ tinh. Hiện đại hóa các tuyến đường trục giao thông chính của thành phố.

Bên cạnh đó, xây dựng hệ thống đường xe điện ngầm, đường sắt đô thị (bao gm tuyến đường st trên cao và đường st quc gia). Xây dng, hin đi hóa h thng qun lý giao thông và mng lưới giao thông tĩnh (các bến xe, bãi đ xe...). Tiếp tc xây dng thêm các cu và đường ngm qua sông Hng vi kiến trúc hin đi, đc trưng cho Hà Ni. M rng, nâng cp sân bay quc tế Ni Bài.

Xây dựng, phát triển chùm đô thị Hà Nội gồm: Đô thị trung tâm hạt nhân đa hệ, đa tầng, đa chức năng, mạng lưới các đô thị vệ tinh chuyên năng công nghệ cao, khoa học - công nghệ, giáo dục - đào tạo (Hòa Lạc, Xuân Mai), du lịch - văn hóa - nghỉ dưỡng - vui chơi giải trí (Sơn Tây), công nghiệp sạch, công nghiệp công nghệ cao và dịch vụ chất lượng cao (Sóc Sơn), công nghiệp (Phú Xuyên - Phú Minh); các đô thị lẻ là trung tâm hành chính khu vực (các huyện, tiểu vùng) và trung tâm hội tụ các cơ sở đào tạo, y tế;...

Quy hoạch phân bố dân cư theo lãnh thổ gắn với đô thị hóa phù hợp với các hoạt động kinh tế, văn hóa, lối sống đô thị và tiện lợi cho cuộc sống của người dân; tỷ lệ đô thị hóa năm 2020 khoảng 58 - 60%, năm 2030 khoảng 65 - 68%.

 

Tài liệu đính kèm
Không có tài liệu đính kèm