Phê duyệt Chương trình đầu tư xử lý chất thải rắn giai đoạn 2011-2020 - Phê duyệt Chương trình đầu tư xử lý chất thải rắn giai đoạn 2011-2020
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN
Số kí hiệu | Không có |
Người ký | |
Ngày hiệu lực | |
Ngày hết hiệu lực | |
Loại văn bản | Kế hoạch |
Cơ quan ban hành | Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố Hồ Chí Minh |
Trích yếu | |
Nội dung | (SQHKT) – Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 798/QĐ- TTg phê duyệt Chương trình đầu tư xử lý chất thải rắn giai đoạn 2011 – 2020 với mục tiêu huy động và tập trung các nguồn lực tham gia đầu tư vào lĩnh vực xử lý chất thải rắn nhằm nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn, cải thiện chất lượng môi trường, đảm bảo sức khỏe cộng đồng và góp phần vào sự nghiệp phát triển bền vững đất nước. Cụ thể, giai đoạn từ năm 2011- 2015, 85% tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt đô thị phát sinh được thu gom và xử lý đảm bảo tiêu chuẩn môi trường, trong đó 60% được tái chế, sử dụng; 40% tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt nông thôn phát sinh được thu gom và xử lý đảm bảo tiêu chuẩn môi trường, trong đó 50% được tái chế, sử dụng; 80% tổng lượng chất thải rắn công nghiệp không nguy hại phát sinh được thu gom và xử lý đảm bảo tiêu chuẩn môi trường, trong đó 70% được tái chế, sử dụng. Cũng theo quyết định nói trên, mục tiêu trong giai đoạn 2016 - 2020 là thu gom, xử lý đảm bảo tiêu chuẩn môi trường 90% tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt đô thị phát sinh, trong đó 85% được tái chế, tái sử dụng. Các chỉ tiêu tương ứng đối với chất thải rắn sinh hoạt nông thôn là 70% và 60%, chất thải rắn công nghiệp không nguy hại là 90% và 75%. Đặc biệt, giai đoạn này đặt ra mục tiêu thu gom và xử lý đảm bảo tiêu chuẩn môi trường 100% tổng lượng chất thải rắn y tế nguy hại và không nguy hại, 90% chất thải rắn công nghiệp nguy hại. Quyết định cũng nêu rõ, việc lựa chọn chủ đầu tư sẽ do UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định. Việc lựa chọn dự án phải phù hợp với quy hoạch xây dựng, vùng, quy hoạch đô thị, quy hoạch quản lý chất thải rắn được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định, cụ thể các dự án được lựa chọn xây dựng ưu tiên theo vùng, miền. Đó là các địa phương là trung tâm vùng, khu du lịch, các địa phương có công trình xử lý chất thải rắn có tính chất vùng theo quy hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, các địa phương thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long thường xuyên bị ngập lụt, các địa phương đang sử dụng bãi chôn lấp không hợp vệ sinh và chưa có các dự án đầu tư hoặc bãi chôn lấp đã hết hạn sử dụng và không mở rộng quy mô. Ngoài ra, Nhà nước sẽ dành cho các doanh nghiệp, tổ chức quốc tế trong nước thực hiện đầu tư xây dựng các khu liên hợp, cơ sở xử lý chất thải nhiều chính sách ưu đãi. Cụ thể, hỗ trợ về đất đai (miễn tiền sử dụng đất, hỗ trợ GPMB), thuế, đầu tư hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật đến chân hàng rào công trình (đường giao thông, năng lượng, cấp điện, cấp nước, thoát nước, thông tin liên lạc), hỗ trợ nghiên cứu và phát triển công nghệ xử lý CTR, hỗ trợ đào tạo lao động và vay vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước được áp dụng theo quy định hiện hành. Bộ Xây dựng chịu trách nhiệm chủ trì, phối hợp các bộ, ngành liên quan và các địa phương tổ chức triển khai Chương trình bảo đảm hiệu quả, đạt mục tiêu, tiến độ đồng thời hướng dẫn các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương rà soát, lập quy hoạch quản lý CTR của toàn tỉnh, của đô thị theo quy định hiện hành. Bộ Xây dựng tổng hợp nhu cầu và lập danh sách các dự án đầu tư xây dựng các khu liên hợp, cơ sở xử lý CTR của các địa phương vay tín dụng đầu tư của nhà nước gửi Ngân hàng Phát triển Việt Nam để triển khai theo quy định đồng thời tìm kiếm các nguồn vốn khác để thực hiện chương trình.
|