Phê duyệt Chương trình Phát triển xuất khẩu thủy sản đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 - Phê duyệt Chương trình Phát triển xuất khẩu thủy sản đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN
Số kí hiệu | Không có |
Người ký | |
Ngày hiệu lực | |
Ngày hết hiệu lực | |
Loại văn bản | Kế hoạch |
Cơ quan ban hành | Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố Hồ Chí Minh |
Trích yếu | |
Nội dung | (SQHKT) – Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 279/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình Phát triển xuất khẩu thủy sản đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020. Theo Quyết định, mục tiêu chung của Chương trình phát triển xuất khẩu thủy sản là tiếp tục phát triển xuất khẩu thủy sản theo hướng bền vững, khả năng cạnh tranh cao, giữ vững vị trí trong nhóm 10 nước xuất khẩu thủy sản hàng đầu thế giới. Phát triển xuất khẩu vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy phát triển nuôi trồng, khai thác và dịch vụ thủy sản, góp phần ổn định, từng bước nâng cao thu nhập và đời sống cho nông, ngư dân. Mục tiêu đến 2015 đạt tốc độ tăng trưởng xuất khẩu thủy sản hành năm trên 8%; giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 7,5 tỷ USD; tỷ trọng giá trị gia tăng đạt trên 60%; giá trị sản phẩm xuất khẩu từ nuôi trồng thủy sản chiếm khoảng 70%. Đến năm 2020, tiếp tục là ngành xuất khẩu chủ lực, góp phần quan trọng đưa kinh tế nông thôn phát triển bền vững, với tốc độ tăng trưởng khoảng trên 7%, giá trị xuất khẩu dự kiến đạt mức 10-10,5 tỷ USD. Xây dựng được các thương hiệu thủy sản lớn, có uy tín, tạo thế cho thủy sản xuất khẩu của Việt Nam tiếp tục giữ vững và phát triển trên thị trường thế giới. Về thị trường xuất khẩu, Chương trình nêu rõ sẽ duy trì thị trường truyền thống, đặc biệt giữ vững 3 thị trường xuất khẩu các sản phẩm chủ lực (EU – Nhật – Mỹ) với tỷ trọng trên 60% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản cả nước . Bên cạnh đó, phát triển mạnh xuất khẩu sang các khu vực thị trường còn nhiều tiềm năng như: Đông Âu, Trung Đông, châu Phi, Nam Mỹ, Trung Quốc, Hàn Quốc, ASEAN, Ôxtralia,... Để thực hiện được các mục tiêu trên, chương trình đề ra một số giải pháp, cụ thể: giữ vững và phát triển thị trường; đổi mới hoạt động xuất khẩn và xúc tiến thương mại; phát triển nguồn nguyên liệu ổn định và đảm bảo chất lượng; tập trung đầu tư phát triển chế biến xuất khẩu theo chiều sâu; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm; tăng cường công tác quản lý và đào tạo cán bộ. Về chính sách, thực hiện đa dạng hóa các nguồn vốn huy động để thực hiện Chương trình; nghiên cứu xây dựng một số cơ chế chính sách khuyến khích,hỗ trợ phát triển xuất khẩu thủy sản như: giảm thuế nhập khẩu thủy sản nguyên liệu, hỗ trợ doanh nghiệp quảng bá, xúc tiến thương mại...; nghiên cứu việc xây dựng Quỹ phát triển thị trường xuất khẩu thủy sản Việt Nam trên cơ sở tự nguyện tham gia của các tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp chế biến xuất khẩu, với sự hướng dẫn, giám sát của cơ quan quản lý nhà nước; tiếp tục thực hiện các cơ chế chính sách về đầu tư, tín dụng khuyến khích, hỗ trợ các tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến... theo các quy định hiện hành. |