title QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN

Phê duyệt đề án phát triển nông nghiệp đô thị trên địa bàn TP.HCM đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2025
Thứ sáu, 12/06/2009, 06:50 SA
Cỡ chữ Màu chữ image
Số kí hiệu Không có
Người ký
Ngày hiệu lực
Ngày hết hiệu lực
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố Hồ Chí Minh
Trích yếu Nông nghiệp đô thị là quá trình chuyển đổi tất yếu từ nền nông nghiệp truyền thống sang một nền nông nghiệp có hàm lượng chất xám cao, công nghiệp hiện đại, được đầu tư toàn diện và đồng bộ bởi một thành phố lớn, với tầm nhìn, quyết tâm và thống nhất ý chí cao nhằm góp phần trong việc thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngành nông nghiệp của bản than đô thị và trong mối liên hệ giữa đô thị với các vùng, miền có liên quan đến sản xuất nông nghiệp. (SQHKT) – UBND TP HCM vừa phê duyệt đề án phát triển nông nghiệp đô thị trên địa bàn TP HCM đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm tại Quyết định số 2011/QĐ-UBND.
Nội dung

Phát triển nông nghiệp đô thị trên địa bàn thành phố vừa phải đảm bảo chiến lược phát triển kinh tế hội của thành phố; quy hoạch chung xây dựng quy hoạch sản xuất nông nghiệp thành phố đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025, vừa phải đảm bảo sản xuất hang hóa tính cạnh tranh, bền vững, năng suất, chất lượng, hiệu quả, vệ sinh an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh cây trồngvật nuôi trong mối quan hệ hợp tác lien kết với các tỉnh trong khu vực, cả nước quốc tế.

Mục tiêu của đề án nhằm phấn đấu giá trị sản xuất nông lâm ngư nghiệp giai đoạn 2006 - 2020 bình quân tăng trên 4,5%/năm; đến năm 2020, tỷ trọng nông nghiệp chiếm khoảng 0,4-0,5% trong cấu GDP của thành phố. Giá trị sản xuất nông nghiệp đến năm 2010 bình quân đạt 150 triệu đồng/ha/năm; đến năm 2015 đạt 220 triệu đồng/ha/năm, đến năm 2020 đạt 300 triệu đồng/ha/năm; năm 2025 đạt 500 triệu đồng/ha/năm. Mức thu nhập bình quânnông thôn 4.500 USD/người/năm bằng khoảng 75% bình quân toàn thành phố.

Diện tích đất sản xuất các loại giống 2.880 ha, diện tích trồng hoa, cây kiểng đạt khoảng 2.250 ha, rau an toàn 6.900 ha. Đàn sữa khoảng 75.000 con, đàn heo: 275.000 con. Diện tích nuôi thủy sản 7.800 ha (không kể 1.200 ha nuôi nhuyễn thể vùng bãi bồi ven sông, ven biển), sản lượng cảnh trên 200 triệu con.

Các loại cây trồng, vật nuôi cung cấp lương thực, thực phẩm đều sản xuất theo qui trình GAP, không hóa chất độc hại tồn trong sản phẩm khi cung cấp đến người tiêu dùng. Phát triển rừng các loại cây xanh, đảm bảo độ che phủ rừng trên 18,5%; độ che phủ rừng cây xanh trên 40%.

Đề án cũng nêu các giải pháp chủ yếu xây dựng nền nông nghiệp đô thị thành phố đến năm 2020 về quy hoạch, quản quỹ đất nông nghiệp thành phố; đẩy mạnh nghiên cứu, sản xuất, dịch vụ về giống; ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ; phát triển công nghiệp, dịch vụ phục vụ nông nghiệp đô thị; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm trong quá trình sản xuất lưu thông trên địa bàn thành phố; phát triển cảnh quan kết hợp du lịch sinh thái; phát triển nguồn nhân lực, nâng cao năng lực hiệu quả công tác quản nhà nước phục vụ ngành nông nghiệp đô thị; các chương trình, đề án, dự án phát triển nông nghiệp đô thị đến năm 2020.

Trước mắt trong năm 2020 hoàn thành việc lập, phê duyệt quy hoạch vùng chăn nuôi, quy hoạch vùng nuôi tôm thẻ chân trắng, điều chỉnh quy hoạch sản xuất muối Cần Giờ, quy hoạch thủy lợi đến năm 2020, tầm nhìn 2025; nghiên cứu quy hoạch các vùng rau an toàn, các vùng trồng hoacây cảnh, cây ăn trái kết hợp du lịch sinh thái; quy hoạch chương trình nuôi kiểng, sinh vật cảnh, nuôi sấu, vùng nuôi thủy đặc sản, động vật hoang (trăn, rắn, gấu, ba ba,...); các vùng sản xuất giống, khu nông nghiệp công nghệ cao. Đồng thời điều chỉnh, bổ sung quy hoạch 3 loại rừng (rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, rừng sản xuất); mảng xanh đô thị.

VH

 

 

Tài liệu đính kèm
Không có tài liệu đính kèm