title QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN

Phê duyệt Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011 - 2020
Thứ hai, 13/02/2012, 17:35 CH
Cỡ chữ Màu chữ image
Số kí hiệu Không có
Người ký
Ngày hiệu lực
Ngày hết hiệu lực
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố Hồ Chí Minh
Trích yếu
Nội dung

(SQHKT) – Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 57/QĐ-TTg phê duyệt Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011 – 2020.

Theo đó, kế hoạch đưa ra 3 mục tiêu chính, đó là: Bảo vệ tốt diện tích rừng hiện có, sử dụng tài nguyên rừng và quỹ đất được quy hoạch cho lâm nghiệp có hiệu quả và bền vững. Bên cạnh đó, nâng độ che phủ rừng lên 42 - 43% vào năm 2015 và 44 - 45% vào năm 2020; tăng năng suất, chất lượng và giá trị của rừng; cơ cấu lại ngành theo hướng nâng cao giá trị gia tăng; đáp ứng cơ bản nhu cầu gỗ, lâm sản cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Đồng thời tạo thêm việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân có cuộc sống gắn với nghề rừng, góp phần xóa đói, giảm nghèo, đảm bảo an ninh, quốc phòng.

Nhằm đạt được mục tiêu trên, nhiệm vụ đặt ra là bảo vệ và phát triển bền vững đối với 13.388.000 ha rừng hiện có (tính đến 31 tháng 12 năm 2010) và 750.000 ha rừng khoanh nuôi tái sinh, 1.250.000 ha rừng trồng mới trong giai đoạn 2011 – 2014; đến năm 2015 diện tích rừng đạt khoảng 14.270.000 ha rừng, năm 2020 đạt 15.100.000 ha; Giảm căn bản tình trạng vi phạm pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng; phát huy có hiệu quả các chức năng phòng hộ, bảo vệ môi trường sinh thái, tính đa dạng sinh học của rừng, góp phần phát triển kinh tế - xã hội bền vững của đất nước.

Trong giai đoạn 2011 – 2020 sẽ trồng được 2.600.000 ha rừng, trong đó trồng mới rừng phòng hộ, đặc dụng 250.000 ha, trồng mới rừng sản xuất 1.000.000 ha và trồng lại rừng sau khai thác 1.350.000 ha. Giai đoạn 2011-2015 sẽ trồng được 1.250.000 ha, trong đó trồng mới rừng phòng hộ, đặc dụng 150.000 ha, trồng mới rừng sản xuất 500.000 ha và trồng lại rừng sau khai thác 600.000 ha. Khoanh nuôi tái sinh: 750.000 ha (chủ yếu là rừng phòng hộ, đặc dụng), trong đó khoanh nuôi tái sinh chuyển tiếp 350.000 ha, khoanh nuôi tái sinh mới 400.000 ha. Cải tạo rừng tự nhiên nghèo kiệt: 350.000 ha (bình quân 35.000 ha/năm). Trồng cây phân tán: 500 triệu cây (bình quân 50 triệu cây/năm). Nâng cao chất lượng rừng tự nhiên, năng suất rừng trồng sản xuất tăng 25% vào năm 2020 so với năm 2011.

Cũng theo Kế hoạch trên, có 7 nhóm giải pháp chủ yếu được đặt ra trên các lĩnh vực, gồm: đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức; quản lý quy hoạch và đất lâm nghiệp; về bảo vệ rừng; về giao, cho thuê rừng; về khoa học, công nghệ và khuyến lâm; về hợp tác quốc tế; về thị trường; xây dựng, triển khai các dự án, đề án trọng điểm; về nhu cầu vốn và cơ chế huy động các nguồn vốn.

Ngoài ra, theo Kế hoạch, từ nay đến năm 2014 thí đim cơ chế chia s li ích ti mt s khu rng đc dng theo hướng chuyn căn bn t hình thc nhà nước kim soát hoàn toàn công tác bo v rng sang nhiu hình thc cùng qun lý, trong đó các cng đng đa phương chia s trách nhim qun lý và li ích thu được vi các cơ quan nhà nước.

 

Tài liệu đính kèm
Không có tài liệu đính kèm