Quy chế xử lý sạt lở bờ biển, bờ sông được áp dụng kể từ ngày 1/03/2011 - Quy chế xử lý sạt lở bờ biển, bờ sông được áp dụng kể từ ngày 1/03/2011
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN
Số kí hiệu | Không có |
Người ký | |
Ngày hiệu lực | |
Ngày hết hiệu lực | |
Loại văn bản | Kế hoạch |
Cơ quan ban hành | Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố Hồ Chí Minh |
Trích yếu | Đối tượng áp dụng là các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài có hoạt động liên quan đến bờ sông, bờ biển trên lãnh thổ Việt Nam, trừ bờ sông, suối biên giới theo Quyết định số 1405/QĐ-TTg ngày 31/8/2009 của Thủ tướng Chính phủ. |
Nội dung | (SQHKT) – Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định về Quy chế xử lý sạt lở bờ biển, bờ sông quy định về phân loại mức độ sạt lở, thứ tự ưu tiên, trình tự, biện pháp xử lý và trách nhiệm của của UBND các tỉnh, thành phố và của các bộ, ngành liên quan để xử lý sạt lở bờ sông, bờ biển.. Đối tượng áp dụng là các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài có hoạt động liên quan đến bờ sông, bờ biển trên lãnh thổ Việt Nam, trừ bờ sông, suối biên giới theo Quyết định số 1405/QĐ-TTg ngày 31/8/2009 của Thủ tướng Chính phủ. Thứ tự ưu tiên xử lý sạt lở tùy theo mức độ sạt lở từ sạt lở đặc biệt nguy hiểm, nguy hiểm, và cuối cùng là sạt lở bình thường. Khi xảy ra sạt lở, cơ quan, đơn vị, địa phương có thẩm quyền phải chủ động sơ tán khẩn cấp người và tài sản ra khỏi khu vực sạt lở nguy hiểm và khu vực có nguy cơ xảy ra sạt lở nguy hiểm, đồng thời thông báo, cắm biển cảnh báo, khoanh vùng ngăn không cho người, phương tiện vào khu vực sạt lở, thực hiện chỉ đạo của cơ quan chức năng bước đầu hạn chế sạt lở, lập, phê duyệt dự án đầu tư xử lý sạt lở trong trường hợp cần thiết. Theo đó, biện pháp xử lý sạt lở gồm có 2 biện pháp: phi công trình và công trình. Biện pháp phi công trình: tuyên truyền, giáo dục cộng đồng dân cư nâng cao ý thức và trách nhiệm trong việc phòng ngừa và xử lý sạt lở; thông báo sạt lở, cảnh báo vùng có nguy cơ sạt lở; di dời dân cư, nhà cửa, công trình ra khỏi khu vực đang xảy ra sạt lở nguy hiểm hoặc có nguy cơ sạt lở nguy hiểm; kiểm tra ngăn chặn khai thác cát, sỏi, khoáng sản, xây dựng công trình nhà cửa hoặc thực hiện các hoạt động sản xuất, kinh doanh trái phép, sai phép làm ảnh hưởng hoặc gây sạt lở bờ sông, bờ biển; trồng cây chắn sóng, trồng cỏ mái bờ sông, bờ biển để hạn chế sạt lở… Biện pháp công trình: xây dựng bờ kè phòng, chống sạt lở chỉ được áp dụng trong trường hợp không thực hiện được biện pháp phi công trình, hoặc có thể thực hiện được nhưng không đảm bảo hiệu quả hoặc đã thực hiện các giải pháp phi công trình nhưng sạt lở vẫn xảy ra và có khả năng gây ảnh hưởng nghiêm trọng… Việc xây dựng công trình phòng, chống sạt lở phải tuân thủ các quy định về xây dựng, quản lý đầu tư xây dựng công trình, quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật chuyên ngành và các quy định pháp luật khác có liên quan. UBND cấp tỉnh có trách nhiệm xử lý sạt lở đe dọa trực tiếp hoặc có nguy cơ gây ảnh hưởng an toàn đê điều, công trình phòng, chống lụt bão…trên địa bàn. |