Quy hoạch hệ thống các trường ĐH, CĐ tại vùng TP.HCM đến năm 2025 và tầm nhìn 2050 - Quy hoạch hệ thống các trường ĐH, CĐ tại vùng TP.HCM đến năm 2025 và tầm nhìn 2050
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN
Số kí hiệu | Không có |
Người ký | |
Ngày hiệu lực | |
Ngày hết hiệu lực | |
Loại văn bản | Kế hoạch |
Cơ quan ban hành | Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố Hồ Chí Minh |
Trích yếu | |
Nội dung | Bộ Xây dựng vừa trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch xây dựng hệ thống các trường ĐH, CĐ vùng TP.HCM đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050. Phạm vi nghiên cứu bao gồm TP.HCM, các tỉnh: Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Phước, Tây Ninh, Long An, Tiền Giang và các tỉnh xung quanh vùng TP.HCM. Các chỉ tiêu dự báo quy mô đào tạo: Năm 2015: 700 - 800 nghìn sinh viên (SV); Năm 2025: 1,1 - 1,2 triệu SV; Dự báo quy mô sử dụng đất: Năm 2015: 4,5 - 7 nghìn ha; Năm 2025: 7,5 - 12 nghìn ha. Chỉ tiêu đất đai trung bình 45 - 65m2/SV bao gồm cả khu học tập, hỗ trợ học tập, rèn luyện thể chất... Khối khoa học tự nhiên khoảng 65m2/ SV; khối khoa học cơ bản và xã hội nhân văn khoảng 40 - 45m2/SV; khối nông lâm nghiệp khoảng 100m2/SV; Khu vực nội thành TP.HCM 20m2/SV. Chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật khác: Tuân thủ các quy chuẩn, tiêu chuẩn và chỉ tiêu quy hoạch có liên quan đã được ban hành. Mô hình phát triển trường xây dựng đơn lẻ: Áp dụng đối với các trường hiện hữu được cải tạo nâng cấp hoặc các trường xây dựng mới có ngành nghề đào tạo đặc thù cần có không gian riêng biệt như: Khối trường an ninh, quân đội, khối trường thể dục thể thao, trường nghệ thuật và một số trường khác; Mô hình xây dựng khu đại học: Áp dụng cho các dự án trường xây dựng mới, đào tạo đa ngành, có nhu cầu sử dụng chung cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng và liên kết đào tạo; Mô hình đô thị đại học: Là đô thị chuyên ngành, có chức năng đào tạo, nghiên cứu khoa học đóng vai trò chủ chốt trong đô thị. Dân cư trong đô thị đại học chủ yếu là SV, giảng viên, cán bộ, viên chức phục vụ cho các trường trong đô thị đại học cùng với các thành phần dân cư khác. Định hướng quy hoạch hệ thống các trường trên toàn vùng cụ thể như sau: Vùng TP.HCM: Năm 2025 khoảng 1,2 triệu SV (chiếm 26,7% số SV toàn quốc). Trong đó: TP.HCM đáp ứng khoảng 40 vạn SV (chiếm 33 - 35% số SV toàn vùng); tỉnh Bình Dương đáp ứng khoảng 20 - 22 vạn SV (17 - 18% SV vùng), các tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Long An đáp ứng khoảng 12 - 15 vạn SV (10 - 13% SV vùng), Tây Ninh đáp ứng khoảng 8 vạn SV (7% SV vùng), Tiền Giang và Bình Phước đáp ứng khoảng 6 - 7 vạn SV (5% SV vùng). Phân bố theo tầng bậc: Đại học Quốc gia ở Thủ Đức; các đại học trọng điểm, đào tạo chất lượng cao, đào tạo sau đại học, trường tiêu chuẩn đẳng cấp quốc tế sẽ được phát triển gắn kết mật thiết với đô thị trung tâm hạt nhân và các khu trọng điểm phát triển kinh tế Quốc gia, như: TP.HCM và phụ cận xung quanh là các TP Biên Hòa, Thủ Dầu Một, Nhơn Trạch... Các trường đại học trọng điểm vùng gắn với các ngành kỹ thuật - công nghệ, kinh tế sẽ được phát triển gắn với vùng ngoại ô TP.HCM, các đô thị động lực của vùng, như TP Biên Hòa, Thủ Dầu Một, Nhơn Trạch... hoặc trên các hành lang kinh tế động lực của vùng, như với tuyến QL51, QL1A, các tuyến đường Hồ Chí Minh, QL13, QL22, tuyến cao tốc Hồ Chí Minh - Cần Thơ, tuyến 60 ven biển hoặc trên tuyến 62 nối Cam Pu Chia. Các trường đại học gắn với các ngành y tế, văn hoá - xã hội phát triển gắn với các vùng đô thị lớn đông dân cư nơi có địa hình cảnh quan và giao thông thuận lợi, như Thủ Đức, Củ Chi (TP.HCM), Mỹ Phước (Bình Dương)... Các trường cao đẳng đào tạo theo lĩnh vực công nghệ và trường cao đẳng cộng đồng phát triển gắn với các vùng ngoại ô của đô thị tỉnh lỵ, đô thị động lực của các tỉnh, đô thị chuyên ngành, gắn với các vùng sản xuất quy mô nhỏ tại các vùng miền ít dân cư tập trung như Củ Chi, Thủ Đức, Nhà Bè, Hiệp Phước (TP.HCM), Đồng Xoài (Bình Phước), Long Khánh (Đồng Nai)... Bố trí các trường đại học cao đẳng tại các khu vực gắn kết với các trục giao thông liên vùng TP.HCM - Vũng Tàu, TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây - Đà Lạt, TP.HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành, TP.HCM - Mộc Bài, TP.HCM - Trung Lương - Cần Thơ, TP.HCM - Nhơn Trạch. Hạn chế phát triển trường tại các khu vực có quỹ đất thấp, bị ảnh hưởng bởi các tai biến môi trường và các khu vực có yêu cầu đầu tư hạ tầng lớn. (Theo Báo Xây dựng điện tử)
|