Quy hoạch hướng tuyến đường sắt quốc gia đi qua địa bàn TP.HCM - Quy hoạch hướng tuyến đường sắt quốc gia đi qua địa bàn TP.HCM
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN
Số kí hiệu | Không có |
Người ký | |
Ngày hiệu lực | |
Ngày hết hiệu lực | |
Loại văn bản | Kế hoạch |
Cơ quan ban hành | Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố Hồ Chí Minh |
Trích yếu | |
Nội dung | (SQHKT) – Theo nội dung Quy hoạch phát triển giao thông vận tải TP.HCM đến năm 2020 và tầm nhìn sau năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 101/QĐ-TTg ngày 22/1/2009, đoạn tuyến đường sắt quốc gia đi qua địa bàn TP.HCM là đoạn kéo dài từ ga Dĩ An hiện hữu (trên địa phận tỉnh Bình Dương) kết nối về miền Tây Nam bộ (các tỉnh Mỹ Tho, Cần Thơ...). Theo quy hoạch chung xây dựng thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2025 (điều chỉnh) đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 24/QĐ-TTg ngày 6/1/2010 và trên cơ sở Quyết định số 123/1998/QĐ-TTg ngày 10/7/1998 của Thủ tướng Chính phủ, trong đó đoạn tuyến đường sắt quốc gia được quy hoạch song song về phía Bắc so với đường Vành đai 2 (Quốc lộ 1A), đi qua địa bàn các quận Thủ Đức, quận 12, quận Bình Tân, các huyện Hóc Môn và Bình Chánh. Hành lang hướng tuyến (50m) đã được xác định trong bản đồ quy hoạch chung, các đồ án quy hoạch chi tiết ở các địa bàn liên quan, đã phê duyệt hoặc đang thực hiện điều chỉnh, cũng như thực tế quản lý ranh sử dụng đất ở các quận, huyện. Tuy nhiên, theo nghiên cứu của Công ty Cổ phần tư vấn Thiết kế giao thông Vận tải phía Nam – Tedi South (đơn vị tư vấn) thì hướng tuyến mới có nhiều thay đổi so với nội dung quy hoạch đã duyệt nêu trên. Do đó, UBND TP.HCM đã kiến nghị Bộ Giao thông Vận tải chỉ đạo các đơn vị tư vấn cần xem xét kỹ các quy hoạch đã được phê duyệt trong quá trình nghiên cứu quy hoạch mạng lưới đường sắt liên quan đến địa bàn TPHCM. Các đơn vị tư vấn cần phối hợp với các sở-ngành, quận-huyện của TP để rà soát, cập nhật các thông tin liên quan, đảm bảo phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng đô thị ở mỗi địa phương. Liên quan đến một số phân đoạn đi trên mặt đất của tuyến đường sắt quốc gia đi qua địa bàn thành phố, UBND TP cũng kiến nghị Bộ Giao thông vận tải và Bộ Xây dựng, cụ thể: Theo nội dung quy hoạch chung xây dựng thành phố, có điều chỉnh, kế thừa trước đây (1993, 1998), hành lang các tuyến đường sắt quốc gia được định hướng nằm ngoài phạm vi đô thị (các đường vành đai). Tuy nhiên đến nay, các khu vực (quận, huyện) đã có sự đô thị hóa rất cao, hầu hết phạm vi hướng tuyến đều đi xuyên qua các khu dân cư, khu công nghiệp, các khu dịch vụ chức năng khác nhau của thành phố. Vì vậy, UBND TP kiến nghị Bộ Giao thông vận tải và Bộ Xây dựng xem xét định hướng thiết kế đi trên cao đối với các đoạn tuyến đường sắt quốc gia đi qua địa bàn TP để tổ chức giao thông thuận tiện và tạo điều kiện phát triển quy hoạch đô thị. Nếu thiết kế xây dựng đi trên mặt đất thì đô thị hai bên tuyến sẽ bị chia cắt thành nhiều khu vực tách biệt, gây cản trở cho sự phát triển mạng lưới giao thông đường bộ và không thuận tiện, an toàn cho người và phương tiện lưu thông.
|