title QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN

Quy hoạch phát triển công nghiệp biển Việt Nam
Chủ nhật, 21/02/2010, 04:50 SA
Cỡ chữ Màu chữ image
Số kí hiệu Không có
Người ký
Ngày hiệu lực
Ngày hết hiệu lực
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố Hồ Chí Minh
Trích yếu (SQHKT) – Bộ Công Thương vừa ban hành Quyết định số 6340/QĐ-BCT Quy hoạch phát triển công nghiệp biển Việt Nam đến năm 2020, có xét đến năm 2025.
Nội dung

Theo đó, quy hoạch nhằm phát triển các ngành công nghiệp biển với cơ cấu hợp lý, tốc độ phát triển nhanh, bền vững, hiệu quả trên cơ sở phát huy những lợi thế về vị trí địa lý, cảng biển và các nguồn tài nguyên từ biển; đưa công nghiệp biển (CNB) thành ngành công nghiệp mũi nhọn trong Chiến lược biển Việt Nam. Đồng thời kết hợp chặt chẽ giữa phát triển các ngành công nghiệp biển với bảo đảm an ninh quốc phòng, phát triển du lịch, hợp tác quốc tế và bảo vệ môi trường.

Mục tiêu đến năm 2020 đưa CNB trở thành ngành công nghiệp có vị trí quan trọng, mũi nhọn trong sự phát triển toàn ngành công nghiệp cả nước. Giai đoạn 2011-2015: tốc độ tăng trưởng GDP ngành CNB đạt 11,12%, tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp các ngành CNB đạt 17,25%. Giai đoạn 2016-2020: GDP tăng 12,33%, tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công các ngành CNB tăng 18,03%. Nâng tỷ trọng đóng góp giá trị sản xuất của các ngành CNB so với  giá trị sản xuất công nghiệp toàn ngành công nghiệp đến năm 2015 đạt 22 - 23% và đạt 24-25% vào năm 2020.

Về định hướng phát triển, sẽ hình thành một số ngành CNB mũi nhọn, chiếm tỷ trọng lớn trong ngành công nghiệp với công nghệ tiên tiến; phân bố hợp lý các khu, cụm CNB tập trung trên cở sở các lợi thế tài nguyên, địa lý để phát triển một cách có hiệu quả. Quy hoạch cũng nêu rõ định hướng phát triển của các ngành CNB chủ yếu như: Công nghiệp (CN) khai thác và chế biến sa khoáng biển; CN chế biến thuỷ sản, hải sản; CN đóng và sửa chữa tàu biển; ngành CN cơ khí nặng, phương tiện vận tải siêu trường, siêu trọng; CN lọc, hóa dầu; CN năng lượng (không bao gồm than và dầu khí).

Theo quy hoạch, phát triển công nghiệp biển lấy vùng ven biển và hành lang vận tải ven biển làm trục, giảm bớt vận tải trên bộ. Theo đó, sẽ nghiên cứu điều chỉnh lại các quy hoạch đầu tư về vận tải theo hướng hiện đại hóa các đường bộ và đường sắt theo hướng Đông – Tây để phục vụ cho các khu kinh tế, các thành phố lớn ven biển. Trong giai đoạn đến năm 2015, sẽ nghiên cứu và đầu tư cho một số trung tâm CNB, một số khu kinh tế mở, một số khu công nghiệp dọc theo tuyến Quốc lộ 1A gần các cảng biển có điều kiện hướng ra vịnh Bắc Bộ như: Đà Nẵng, Hải Phòng, Hạ Long, Móng Cái; giai đoạn sau năm 2015 là Huế, Chu Lai, Quy Nhơn. Đồng thời tập trung vốn cho việc hoàn thiện cơ sở hạ tầng hiện có, để tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu hút đầu tư vào các cự này.

Được biết, tổng nhu cầu vốn đầu tư cho phát triển các ngành CNB giai đoạn 2011-2020 là 1.422.828 tỷ đồng, được huy động từ vốn ngân sách, vốn vay tín dụng, vốn liên doanh, và vốn của các doanh nghiệp đầu tư. Nhà nước tạo điều kiện và khuyến khích các Tập đoàn, các doanh nghiệp trực tiếp đầu tư, hoặc liên doanh với các doanh nghiệp FDI đầu tư các dự án hạ tầng theo những phương thức thích hợp theo pháp luật nhằm tạo sức bật cho các ngành CNB phát triển trong thời gian đầu và tạo đà cho những năm tiếp theo.

VHH

Tài liệu đính kèm
Không có tài liệu đính kèm