title QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN

Quy hoạch phát triển công nghiệp xi măng Việt Nam giai đoạn 2011-2020
Thứ tư, 05/10/2011, 21:15 CH
Cỡ chữ Màu chữ image
Số kí hiệu Không có
Người ký
Ngày hiệu lực
Ngày hết hiệu lực
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố Hồ Chí Minh
Trích yếu
Nội dung

(SQHKT) – Th tướng Chính ph đã ký Quyết đnh 1488/QĐ-TTg phê duyt Quy hoch phát trin công nghip xi măng Vit Nam giai đon 2011-2020.

Mục tiêu của Quy hoạch là phát triển công nghiệp xi măng Việt Nam theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá và bền vững, có công nghệ tiên tiến, sản phẩm đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng, đáp ứng nhu cầu thị trường; tiết kiệm nguyên liệu, nhiên liệu và tiêu hao năng lượng thấp; bảo vệ môi trường, cảnh quan thiên nhiên.

Theo Quy hoạch này, các dự án xi măng đầu tư mới (ký hợp đồng cung cấp thiết bị từ ngày Quyết định 1488/QĐ-TTg có hiệu lực từ 29/8/2011) có công suất lò nung từ 2.500 tấn clinker/ngày trở lên, phải đầu tư ngay hệ thống thiết bị tận dụng nhiệt khí thải để phát điện, trừ các dây truyền sản xuất xi măng sử dụng chất thải công nghiệp và rác thải làm nhiên liệu.

Đối với các nhà máy xi măng đang hoạt động, các dự án xi măng đăng triển khai đầu tư nhưng đã ký hợp đồng cung cấp thiết bị trước ngày 29/8/2011 phải hoàn thành đầu tư hệ thống thiết bị tận dụng nhiệt khí thải để phát điện trước năm 2015.

Đối với các nhà máy xi măng có công suất dưới 2.500 tấn clanhke/ngày, khuyến khích nghiên cứu đầu tư hệ thống thiết bị tận dụng nhiệt khí thải để phát điện.

Quy hoạch này cũng nêu rõ, đến cuối năm 2015 các nhà máy xi măng lò đứng phải hoàn thành chuyển đổi công nghệ sản xuất xi măng sang lò quay.

Về bố trí quy hoạch, ưu tiên đầu tư các dự án xi măng ở các tỉnh phía Nam, các vùng có điều kiện thuận lợi về nguyên liệu, có điều kiện phát triển công nghiệp, có điều kiện hạ tầng giao thông. Đồng thời, hạn chế đầu tư các dự án xi măng ở những vùng có khó khăn về nguyên liệu, ảnh hưởng đến các di sản văn hóa, phát triển du lịch.

Chỉ tiêu quy hoạch về nguồn nguyên liệu cho các dự án xi măng phải có trữ lượng đảm bảo đủ cho sản xuất liên tục ít nhất 30 năm. Đồng thời, sử dụng triệt để tiết kiệm và hiệu quả nguồn nguyên liệu và đảm bảo cảnh quan môi trường.

Dự báo nhu cầu xi măng trong năm nay là 54 - 55 triệu tấn. Đến năm 2015, nhu cầu lên đến 75 - 76 triệu tấn. Năm 2030, con số này đạt 113 - 115 triệu tấn.

Giai đoạn 2011 - 2015, dự kiến có 32 dự án xi măng vận hành; 22 dự án xi măng dự kiến đầu tư trong giai đoạn 2016 - 2020; 6 dự án xi măng định hướng đầu tư trong giai đoạn 2021 – 2030.

Ngoài ra, Quyết định này cũng nêu rõ, các ngân hàng thương mại chỉ xem xét thu xếp vốn cho các dự án xi măng nằm trong quy hoạch được duyệt và vốn của chủ đầu tư đáp ứng 20% tổng mức đầu tư của dự án.

Đồng thời trình Chính phủ cơ chế khuyến khích, tạo điều kiện ưu đãi về tín dụng và thuế thu nhập doanh nghiệp cho các nhà máy khi đầu tư hạng mục hệ thống thiết bị tận dụng khí thải để phát điện và sử dụng phế thải công nghiệp, rác thải làm nhiên liệu sản xuất xi măng.

 

Tài liệu đính kèm
Không có tài liệu đính kèm