Quy hoạch phát triển giao thông vùng kinh tế trọng điểm miền Trung đến 2020, định hướng đến năm 2030 - Quy hoạch phát triển giao thông vùng kinh tế trọng điểm miền Trung đến 2020, định hướng đến năm 2030
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN
Quy hoạch phát triển giao thông vùng kinh tế trọng điểm miền Trung đến 2020, định hướng đến năm 2030
Số kí hiệu | Không có |
Người ký | |
Ngày hiệu lực | |
Ngày hết hiệu lực | |
Loại văn bản | Kế hoạch |
Cơ quan ban hành | Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố Hồ Chí Minh |
Trích yếu | (SQHKT) - Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Quyết định phê duyệt Quy hoạch phát triển giao thông vận tải vùng kinh tế trọng điểm miền Trung đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030. |
Nội dung |
Phát triển giao thông vận tải vùng kinh tế trọng điểm miền Trung cần phát huy tối đa lợi thế về vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên của vùng là cầu nối giao lưu kinh tế Bắc – Nam và là cửa ngõ thông ra biển của khu vực miền Trung – Tây Nguyên và khu vực. Mục tiêu phát triển đến năm 2020, về vận tải phải đáp ứng được nhu cầu vận tải toàn vùng là 101 triệu tấn hàng hóa và 185 triệu lượt hành khách với tốc độ tăng bình quân giai đoạn năm 2010-2020 là 8,5-9,5%/năm đối với hàng hóa và 7,5-8,5%/năm đối với hành khách. Khối lượng hàng hóa thông qua hệ thống cảng biển trong vùng năm 2020 là 40-50 triệu tấn; tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2010 – 2020 là 15%/năm. Định hướng phát triển đến năm 2030 thỏa mãn được nhu cầu vận tải và dịch vụ vận tải của xã hội với chất lượng cao, giá thành hợp lý và cạnh tranh, nhanh chóng, tiện lợi…, kết nối thuận lợi giữa các phương thức vận tải, giữa các tỉnh, thành phố trong vùng, cả nước và quốc tế. Quy hoạch phát triển vận tải tập trung phát triển 5 hành lang vận tải chính của vùng: Hành lang ven biển; hành lang Đà Nẵng – quốc lộ 1A – (quốc lộ 9 – Lao Bảo) và hành lang Đà Nẵng – quốc lộ 14B-14D – Nam Giang; hành lang Đà Nẵng – Tây Nguyên; hành lang Dung Quất – Tây Nguyên; hành lang Quy Nhơn – Tây Nguyên. Về kết cấu hạ tầng giao thông, hoàn thành tuyến cao tốc Huế – Đà Nẵng – Quảng Ngãi – Bình Định; tiếp tục phát triển giao thông nông thôn, 70% đường nông thôn được cứng hóa mặt đường. Đến năm 2020, hoàn thành nâng cấp đường sắt Thống Nhất đạt tiêu chuẩn đường sắt quốc gia; đồng thời xây dựng các tuyến đường sắt nhánh nối từ đường sắt quốc gia đến các cảng biển, khu công nghiệp, khu kinh tế như cảng Chân Mây, cảng Liên Chiểu, khu kinh tế Chu Lai, cảng Dung Quất, cảng Quy Nhơn (Nhơn Hội). Bên cạnh đó, về đường biển cần xây dựng, nâng cấp các cảng chính như cảng Đà Nẵng, cảng Dung Quất, cảng Quy Nhơn, cảng Thừa Thiên Huế, cảng Kỳ Hà (Quảng Nam), cảng Bến Đình (Quãng Ngãi). Nâng cấp, mở rộng hệ thống cảng hàng không như cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng; cảng hàng không quốc tế Chu Lai,... Về giao thông đường bộ, đặc biệt ưu tiên đầu tư các công trình như xây dựng mới các tuyến đường bộ cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi và Cam Lộ – Túy Loan, nâng cấp mở rộng các quốc lộ 1A, 49, 49B, 24; mở rộng, nâng cấp và đầu tư chiều sâu các cảng biển Đà Nẵng, Quy Nhơn… Được biết, quyết định có hiệu lực kể từ ngày 10/3/2011. |
Tài liệu đính kèm
Không có tài liệu đính kèm