title QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN

Quy hoạch tổng thể phát triển sản xuất nghành nông nghiệp đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030
Thứ năm, 05/04/2012, 21:55 CH
Cỡ chữ Màu chữ image
Số kí hiệu Không có
Người ký
Ngày hiệu lực
Ngày hết hiệu lực
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố Hồ Chí Minh
Trích yếu
Nội dung

(SQHKT) – Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển sản xuất ngành nông nghiệp đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 tại Quyết định số 124/QĐ-TTg.

Mục tiêu của quy hoạch là nhằm xây dựng nền nông nghiệp phát triển toàn diện theo hướng hiện đại, bền vững, sản xuất hàng hóa lớn trên cơ sở phát huy các lợi thế so sánh; áp dụng khoa học công nghệ để tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao, đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia cả trước mắt và lâu dài, đáp ứng nhu cầu đa dạng trong nước và xuất khẩu; nâng cao hiệu quả sử dụng đất đai, nguồn nước, lao động và nguồn vốn; nâng cao thu nhập và đời sống của nông dân, ngư dân, diêm dân và người làm rừng.

Quy hoạch nêu rõ, mục tiêu từ năm 2011- 2020 cơ cấu ngành nông lâm thủy sản là gồm nông nghiệp chiếm 64,7%, lâm nghiệp 2%, thủy sản 33,3%; tốc độ tăng trưởng GDP nông lâm thủy sản bình quân từ 3,5-4%/năm; tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất nông lầm thủy sản 4,3-4,7%/năm; độ che phủ rừng đạt 44-45% vào năm 2020; kim nghạch nông lầm thủy sản đạt 40 tỷ USD…; giá trị sản lượng trên 1ha đất sản xuất nông nghiệp bình quân 70 triệu đồng.

Tầm nhìn cơ cấu ngành nông lâm thủy sản đến năm 2030 là: nông nghiệp 55%, lâm nghiệp 1,5%, thủy sản 43,5%, kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt 60 tỷ USD, giá trị sản lượng trên 1 ha đất sản xuất nông nghiệp đạt bình quân 100-120 triệu đồng.

 Định hướng quy hoạch sử dụng đất theo ngành hàng đến năm 2020 và tầm mình đến 2030 là: Khai hoang mở thêm đất nông, lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản khoảng 1,1 triệu ha; đất nông nghiệp là 9,59 triệu ha giảm 580 ngàn ha; đất lâm nghiệp đến năm 2020 là 16,2 - 16,5 triệu ha tăng 879 ngàn ha; đất nuôi trồng thủy sản 790 ngàn ha tăng 99,7 ngàn ha; đất sản xuất muối ổn định 14,5 ngàn ha,…

 Định hướng quy hoạch sản xuất các cây lương thực trong đó bảo vệ quỹ đất cho cây lúa ổn định từ năm 2020 là 3,812 triệu ha, trong đó lúa nước 2 vụ trở lên là 3,2triệu ha; áp dụng đồng bộ các biện pháp thâm canh tiên tiến để đạt sản lượng 41-43 triệu tấn năm 2020 và 44 triệu tấn năm 2030; chế biến lúa gạo, đầu tư công xuất chế biến công nghiệp lúa gạo đạt 25 triệu tấn/năm, đủ năng lực chế biến 60% tổng sản lượng thóc; diện tích sản xuất cây ngô, sắn, rau các loại ổn định, từ năm 2020 sản lượng cây sắn khoảng 11 triệu tấn; rau các loại tăng vào vụ đông, sản lượng khoảng 20 triệu tấn, cây đậu tương tăng 700 ngàn tấn; cây lạc là 800 ngàn tấn, các cây công nghiệp như mía, bông, cây thức ăn chăn nuôi, chè, cao su, điều, ca cao, cây thuốc lá và cây ăn quả đảm bảo diện tích ổn định, đến năm 2020 sản lượng đường đạt 2 triệu tấn, cây thức ăn chăn nuôi tăng diện tích lên 260 ngàn ha, chè tăng 10 ngàn ha và chè Việt Nam xuất khẩu ngang bằng giá bình quân thế giới; cà phê sản lượng đạt 30.000 tấn, công xuất chế biến cao su tăng 500.000 tấn mủ/năm…, phát triển các đàn vật nuôi lợn, trâu, bò, gia cầm, để đến năm 2020 đàn lợn đạt 34 triệu con, đàn trâu đạt 3 triệu, bò 12 triệu, gia cầm 360-400 triệu con.

 Bố trí diện tích đất lâm nghiệp ổn định trong đó rừng phòng hộ là 5,842 triệu ha, rừng đặc dụng là 2,271 triệu ha, rừng sản xuất là 8,132 triệu ha; tổ chức lại ngành công nghiệp chế biến gỗ cân đối, để đến năm 2020 tổng công xuất gỗ xẻ đạt 6 triệu m3 /năm, giá trị lâm sản gỗ khoảng 0,8 tỷ USD.

 Nuôi trồng thủy sản ở các vùng công nghiệp đối với các đối tượng nuôi chủ lực như cá, tôm sú, tôm chân trắng, nhuyễn thể, cá biển,... ổn định diện tích nuôi trồng; khai thác và bảo vệ nguồn lợi hải sản, chế biến xuất khẩu đạt 1,9 triệu tấn năm 2020, cơ khí hóa sửa chữa tàu thuyền đánh bắt; bố trí ổn định diện tích sản xuất muối.

 Ngoài ra, Quy hoạch cũng đề ra một số giải pháp chủ yếu thực hiện, trong đó chú trọng nâng cao nhận thức, tập trung chỉ đạo xây dựng và thực hiện quy hoạch phát triển ngành trong kinh tế thị trường; phát triển thị trường và xúc tiến thương mại; nghiên cứu, chuyển giao giao khoa học công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực; phát triển cơ sở hạ tầng đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất nông, lâm, diêm nghiệp và thuỷ sản theo quy hoạch; tiếp tục đổi mới và xây dựng các hình thức tổ chức sản xuất, dịch vụ ở nông thôn...

Để thực hiện tốt Quy hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định nêu trên, Thủ tướng Chính phủ giao UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiến hành rà soát, xây dựng quy hoạch ngành nông, lâm, diêm nghiệp, thủy sản của địa phương; tổ chức thực hiện quy hoạch được phê duyệt; hướng dẫn các huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và các xã, thị trấn xây dựng quy hoạch sản xuất nông, lâm, thủy sản; xây dựng các chương trình, dự án phát triển các ngành chru lực của địa phương và triển khai thực hiện.

 

Tài liệu đính kèm
Không có tài liệu đính kèm