Quy hoạch và phát triển chợ truyền thống trong đô thị hiện đại - Quy hoạch và phát triển chợ truyền thống trong đô thị hiện đại
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN
Số kí hiệu | Không có |
Người ký | |
Ngày hiệu lực | |
Ngày hết hiệu lực | |
Loại văn bản | Kế hoạch |
Cơ quan ban hành | Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố Hồ Chí Minh |
Trích yếu | |
Nội dung | Trong khoảng 10 năm trở lại đây, các TP lớn của Việt Nam đặc biệt là Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng đã được đầu tư lớn về mọi mặt, nhằm nhanh chóng biến các TP này trở thành những đô thị hiện đại. Nhưng bên cạnh ý nghĩa tích cực đó thì các nhà quản lý và quy hoạch đang lo ngại là làm thế nào vừa đảm bảo sự phát triển hiện đại cho các TP mà vẫn giữ được nét truyền thống đặc trưng đã gắn bó với đời sống hàng ngày của người dân. Và chợ truyền thống là một ví dụ cụ thể. Thực trạng mạng lưới chợ trên địa bàn Hà Nội Chợ truyền thống là một sinh hoạt đời thường, nhưng lại rất có ý nghĩa đối với nhiều người dân Việt Nam. Chợ được xem là nơi trao đổi mua bán hàng hóa, vừa là nơi giao lưu văn hóa thỏa mãn nhu cầu về thể chất và tinh thần của người dân. Chợ cũng là một loại hình thương mại truyền thống được duy trì và phát triển ở nhiều nơi, từ thành thị đến nông thôn, vùng sâu, vùng xa… Ở Hà Nội, chợ từ lâu đã trở thành một trong những trung tâm của sự tồn tại kinh tế và văn hóa. Mạng lưới chợ được thành lập giữa khu phố cổ với các vùng lân cận, đã góp phần quan trọng thúc đẩy sự phát triển giao thương kinh tế TP. Và thật dễ hiểu khi vào thế kỷ thứ XVII, TP còn được gọi bằng cái tên quen thuộc “Kẻ chợ”. Theo Sở Công Thương Hà Nội, hiện nay, Hà Nội có 411 chợ gồm các loại hình chợ thành thị; chợ nông thôn; chợ không cố định và chợ đầu mối bán buôn nông sản. Trong đó, số chợ đã phân hạng là 380 chợ, bao gồm 3 chợ đầu mối, 12 chợ hạng 1, 69 chợ hạng 2, có 299 chợ hạng 3. Bình quân mỗi quận, huyện, thị xã có 14 chợ, mỗi chợ phục vụ khoảng trên 15 nghìn người. Tổng diện tích đất xây dựng chợ khoảng gần 1 triệu 600 nghìn m2. Qua các số liệu trên cho thấy, diện tích đất chợ bình quân trên địa bàn Hà Nội cũ cũng như diện tích đất chợ các quận nội thành Hà Nội mở rộng chỉ bằng quy mô đất của chợ hạng 3 theo tiêu chuẩn xây dựng hiện hành. Số lượng chợ này vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu kinh doanh và mua sắm hàng hoá của dân cư, nhất là các hàng hoá thuộc tiêu dùng hàng ngày. Đó là chưa kể đến hầu hết các chợ hạng 3 tại các xã khu vực nông thôn, do thiếu thống nhất quy hoạch và đầu tư xây dựng mạng lưới chợ nên đều xuống cấp nghiêm trọng, dột nát, không đảm bảo vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng chống cháy nổ; tỷ lệ chợ xã xuống cấp chiếm khoảng 80%; năng lực đội ngũ cán bộ quản lý chợ còn hạn chế... Bên cạnh đó, hiện nay, Hà Nội chưa có chợ đầu mối nông sản thực phẩm theo đúng nghĩa là nơi trung chuyển hàng hóa nông sản thực phẩm. Định hướng phát triển Bà Stephanie Geertman - chuyên viên tư vấn của tổ chức HealthBridge (Canada) cho biết, lý do chợ dân sinh góp phần tạo nên một TP sống tốt, đó là, sự tạo lập các mối quan hệ xã hội; sự thoải mái về tinh thần; sự chuyển đổi dinh dưỡng và an toàn thực phẩm; sự đắt và rẻ; lối sống văn hóa; nền kinh tế địa phương; mối quan hệ giữa nội thành và ngoại thành. Sự kết hợp của 7 lý do trên đã tạo nên mối liên hệ mạnh mẽ giữa TP và các vùng lân cận nên các chợ dân sinh là một quyết sách có thể không bảo vệ được tất cả các chợ, nhưng ít nhất một chính sách mới về chợ và thực phẩm tươi sống ở những TP của Việt Nam có thể giữ cho các chợ dân sinh vẫn tồn tại và đảm bảo rằng ở những KĐTM có những không gian riêng dành cho nó. Để xây dựng một đô thị văn minh, hiện đại, những năm qua, Hà Nội nói riêng và một số TP khác trong cả nước nói chung, đã phá bỏ một số chợ truyền thống để xây dựng khu văn phòng, siêu thị, trung tâm thương mại. Tuy nhiên, bên cạnh lợi ích về giá trị kinh tế thì cũng đồng nghĩa làm mất đi những giá trị của một chợ truyền thống. Chợ Cửa Nam và Chợ Hàng Da là một ví dụ. Trước đây, khi vẫn là chợ dân sinh, hai chợ này lúc nào cũng tấp nập, người mua kẻ bán nhộn nhịp. Những tưởng sau khi phá đi xây mới hiện đại hơn, sẽ thu hút được nhiều tiểu thương đến với chợ, nhưng không như kỳ vọng của nhiều người, Trung tâm chợ Cửa Nam và Hàng Da với vẻ ngoài bề thế chỉ là “một cái xác không hồn”, chỉ có lác đác vài hộ kinh doanh, diện tích còn lại dành cho một số ngân hàng và văn phòng cho thuê. Hay như chợ Thượng Đình, chợ đầu mối Minh Khai… khi xây xong cũng đành để không, rất lãng phí. Chính vì vậy, theo Sở Công Thương Hà Nội, xây dựng mạng lưới thương mại cần được coi là một nội dung quan trọng trong công tác xây dựng của TP, là một bộ phận quan trọng cấu thành trong quy hoạch tổng thể của TP. Việc xây dựng quy hoạch mạng lưới thương mại cần căn cứ theo yêu cầu, phân bố dân cư, nhu cầu tiêu thụ, hệ thống giao thông, cảnh quan văn hoá, bảo vệ môi trường; xác định một cách hợp lý cơ cấu ngành, tiêu chuẩn, quy mô, số lượng các điểm kinh doanh thương mại trong khi quy hoạch, tránh xây dựng trùng lặp và xây dựng lớn vượt quá so với nhu cầu, đồng thời cần giữ lại đất dư cho sự phát triển về sau. Ở nhiều nước đang phát triển, các chợ dân sinh đang được khôi phục lại với một quá trình tốn kém. Do đó, việc phá bỏ, cải tạo hay nâng cấp chợ truyền thống, các cơ quan chức năng cần xem xét kỹ dựa trên các yếu tố, như tầm quan trọng về văn hóa, xã hội, kinh tế và dinh dưỡng của chợ truyền thống trong tương lai, tránh những tổn hại đáng tiếc. (Theo Báo Xây dựng điện tử)
|