title QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN

Sở hữu nhà chung cư có thời hạn: Đề xuất hay nhưng khó thực hiện
Thứ sáu, 25/02/2011, 17:35 CH
Cỡ chữ Màu chữ image
Số kí hiệu Không có
Người ký
Ngày hiệu lực
Ngày hết hiệu lực
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố Hồ Chí Minh
Trích yếu
Nội dung

Quan đim ca B Xây dng khi đưa ra đ xut s hu nhà chung cư có thi hn là đ to điu kin thun tin cho vic nâng cp, ci to li nhà chung cư cũ, góp phn làm gim giá nhà đt.

Tuy nhiên, đề xuất này dường như chưa tính đến tâm lý người dân, ý kiến của chủ đầu tư cũng như một loạt những thay đổi về pháp luật kèm theo mà nhiều khả năng là rất khó thực hiện.

Xung quanh đề xuất sở hữu nhà chung cư có thời hạn của Bộ Xây dựng có nhiều ý kiến khác nhau. Hầu hết đều cho rằng chủ trương này nếu thực hiện được thì rất hay nhưng còn nhiều vấn đề rất lớn cần phải tính đến nếu muốn đưa đề xuất này vào luật.

Sợ làm ra không ai mua

“Lâu nay người dân đã quen với việc bỏ tiền ra mua căn hộ chung cư nghĩa là có quyền sở hữu vĩnh viễn, nếu tôi chết đi thì con cháu tôi ở đó. Có an cư mới lạc nghiệp. Đưa ra thời hạn sở hữu nhà, tôi thấy cuộc sống của người dân trong nhà chung cư không yên ổn và đầy phức tạp” - ông Lê Anh Tú ở chung cư Thành Công, Ba Đình, Hà Nội, bày tỏ khi được hỏi ý kiến về đề xuất của Bộ Xây dựng.

Không chỉ người dân e ngại, ngay các chủ đầu tư dự án bất động sản cũng có nhiều băn khoăn về đề xuất này. Ông Nguyễn Văn Đực, Phó Giám đốc Công ty Địa ốc Đất Lành, cho rằng đề xuất này mâu thuẫn với chủ trương khuyến khích, ưu tiên phát triển nhà chung cư của Nhà nước. Bởi người dân nghe nói sở hữu có thời hạn thì họ sẽ ngần ngại khi mua, thay vào đó cố gắng dành thêm chút ít đi mua đất để được sở hữu lâu dài, vĩnh viễn. Nhà đầu tư cũng băn khoăn khi đầu tư kinh doanh loại hình này khi giá cả, thị trường bị ảnh hưởng.

 

 Tâm lý người mua nhà không yên tâm khi ch được s hu có thi hn.

Trong nh: Chung cư C Nhuế - Xuân Đnh, huyn T Liêm, Hà Ni.nh: HOÀNG VÂN

Theo ông Lê Chí Hiếu, Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Công ty Phát triển nhà Thủ Đức (TP.HCM), sở hữu nhà chung cư có thời hạn là một chính sách mà nhiều nước phát triển đã làm từ lâu và nó rất cần thiết cho việc phát triển các đô thị lớn. “Tuy nhiên, ở nước ta, chính sách này hoàn toàn mới mẻ nên chắc chắn sẽ tác động khá lớn đến tâm lý của người mua nhà cũng như chủ đầu tư. Do chưa quen với việc sở hữu có thời hạn căn hộ của mình nên sẽ hình thành rào cản tâm lý khi người dân quyết định mua bán, giao dịch căn hộ” - ông Hiếu nói.

Nhà nước chịu thiệt thì may ra…

Ông Đực cho rằng đề xuất của Bộ Xây dựng chứa đựng sự bất hợp lý khó chấp nhận. “Tại sao đất nền, nhà phố cũng đóng tiền sử dụng đất 10 đồng mà sở hữu vĩnh viễn, trong khi chung cư cũng đóng 10 đồng lại còn phải đầu tư hạ tầng đủ thứ mà lại sở hữu chỉ có thời hạn? Hiện nay doanh nghiệp vừa phải thỏa thuận để mua đất của người dân, sau đó lại đóng tiền sử dụng đất theo giá thị trường cho Nhà nước. Thế nhưng theo đề xuất của Bộ Xây dựng, quyền sử dụng đất vẫn thuộc Nhà nước, vài chục năm sau phải trả lại cho Nhà nước thì thấy vô lý quá” - ông Đực chỉ rõ.

200 khối nhà chung cư cũ trên cả nước đã xuống cấp rất nghiêm trọng, tập trung chủ yếu ở TP.HCM, Hà Nội và một số TP khác như Hải Phòng, Nam Định, Vinh, Việt Trì…

Tuy nhiên, theo ông Đc, ch trương này s được s ng h ca người mua ln ch đu tư nếu phía Nhà nước chu hy sinh bt quyn li ca mình. “Chng hn không thu tin s dng đt, Nhà nước lãnh trách nhim đu tư cơ s h tng, min thuế… Khi đó giá thành chung cư s gim và người dân s chp nhn ngay dù ch s hu có thi hn. Còn phía doanh nghip cũng có “đt sng”. Nhà nước mun khuyến khích mô hình nào đó thì cũng phi có ch trương chính sách nuôi nó” - ông Đc nói.

Đồng quan điểm, ông Lê Chí Hiếu cho rằng Nhà nước nên nghiên cứu kỹ và quy định rõ các điều kiện pháp lý để cả chủ đầu tư cũng như người dân dễ dàng thực hiện. “Đây là vấn đề có liên quan đến việc thay đổi thói quen đã có từ bao đời nay của người Việt nên cần phải có thời gian và lộ trình phù hợp để thích nghi. Về phía doanh nghiệp, nếu luật quy định rõ ràng, cụ thể thì tôi nghĩ cũng chẳng khó khăn khi thỏa thuận với người dân thực hiện những điều kiện quy định trong hợp đồng” - ông Hiếu khẳng định.

Tài liệu đính kèm
Không có tài liệu đính kèm
Go to top
// ]]>