Tăng cường liên kết của Việt Nam vào chuỗi giá trị toàn cầu - Tăng cường liên kết của Việt Nam vào chuỗi giá trị toàn cầu
Kinh tế - đô thị
(HCM CityWeb) - Ngày 28/11, tại TPHCM, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam phối hợp với Phòng Thương mại Hoa Kỳ tại Việt Nam (AmCham) và Phòng Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản (JCCI) tổ chức Diễn đàn Xuất khẩu Việt Nam với chủ đề: 'Tăng cường liên kết của Việt Nam vào chuỗi giá trị toàn cầu'.
Phát biểu khai mạc, ông Võ Tân Thành, Phó Chủ tịch Phòng thương mại và Công nghiệp Việt Nam cho biết, các doanh nghiệp xuất khẩu của đã đóng vai trò vô cùng quan trọng trong tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Kim ngạch xuất khẩu dự kiến đạt 240 tỷ đô la Mỹ trong năm 2018 và tăng trưởng từ 10%-12% so với cùng kỳ năm 2017. Để duy trì mức tăng trưởng này thì việc tham gia vào chuỗi cung ứng chính là cơ hội cho các doanh nghiệp mở rộng thị trường.
Tuy nhiên, để tham gia vào chuỗi cung ứng thì phải cải tiến để nâng cao được chất lượng vì khi tham gia vào chuỗi thì họ yêu cầu về chất lượng rất cao, nếu như doanh nghiệp không đáp ứng được các tiêu chuẩn về chất lượng thì rất khó tham gia. Ngoài chất lượng thì giá cả phải cạnh tranh và thời gian giao hàng phải đảm bảo.
Tại diễn đàn các diễn giả chia sẻ, gia tăng chất lượng sản xuất tại nhà máy chính là điều mà các doanh nghiệp Việt Nam cần phải quan tâm. Chất lượng không chỉ phụ thuộc đơn thuần vào công nghệ mới, máy móc hiện đại mà quan trọng là khâu tổ chức, thực hiện quy trình sản xuất, sự cải tiến và đào tạo về nguồn nhân lực trong nhà máy. Trong bối cảnh toàn cầu hóa, sự cạnh tranh càng gia tăng thì Chính phủ cần phải có sự hỗ trợ cho doanh nghiệp vừa và nhỏ tham gia vào chuỗi sản xuất, chuỗi cung ứng. Sự hỗ trợ đó là hệ thống tín dụng, cơ sở hạ tầng, thủ tục hành chính…
Các đại biểu thảo luận các vấn đề thiết thực nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu VN nâng cao sưc cạnh tranh như kết nối các DNVN tham gia vào các chuỗi giá trị toàn cầu, cập nhật các cơ hội, thách thức từ các FTAs cũng như xung đột thương mại toàn cầu; các dịch vụ hỗ trợ xuất khẩu như bảo hiểm, kiểm định hàng hóa, logistics, thông tin doanh nghiệp…
Các đại biểu cũng tập trung thảo luận các biện pháp thực hiện Đề án nâng cao năng lực cạnh tranh các mặt hàng xuất khẩu Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, do Thủ tướng Chính phủ ban hành; đồng thời kiến nghị chính sách nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp xuất khẩu, giúp doanh nghiệp đáp ứng các chuẩn mực quốc tế tiên tiến và các tiêu chuẩn cao trong các hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới mà Việt Nam tham gia, tạo thuận lợi hóa thương mại để mở rộng thị trường quốc tế.
Được biết, Đề án nâng cao năng lực cạnh tranh các mặt hàng xuất khẩu Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, mục tiêu chung là nâng cao năng lực cạnh tranh hàng hóa xuất khẩu Việt Nam trên thị trường thế giới và phấn đấu cân bằng cán cân thương mại vào năm 2020 và đạt thặng dư thương mại thời kỳ 2021 - 2030.
Phúc Thịnh
- Thương mại điện tử Việt Nam có thể đạt 10 tỷ USD (18/12)
- Doanh nhân trẻ ASEAN+3 hướng tới khởi nghiệp sáng tạo trong nông nghiệp công nghệ cao (17/12)
- TP luôn thực hiện chính sách hỗ trợ để các doanh nghiệp ngày càng phát triển (17/12)
- Doanh nghiệp Việt cần tăng liên kết và chủ động quảng bá ra thị trường tiềm năng (17/12)
- Các siêu thị của Saigon Co.op khuyến mãi mạnh hơn 3.000 sản phẩm (17/12)
- Khởi động Dự án Cộng đồng sáng kiến Doanh nghiệp 2023 (22/03)
- Đề nghị xây dựng Nghị quyết của Quốc hội thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TPHCM (21/03)
- Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng nói về sự khác nhau giữa công nghệ thông tin và chuyển đổi số (21/03)
- Chương trình hợp tác phát triển kinh tế - xã hội giữa TPHCM với các tỉnh vùng Đông Nam Bộ đạt được nhiều kết quả tích cực (18/03)
- Hội Doanh nghiệp Quận 12 kết nối giao thương B2B (17/03)