Thông qua Quy hoạch Cảng hàng không Quốc tế Long Thành - Đồng Nai - Thông qua Quy hoạch Cảng hàng không Quốc tế Long Thành - Đồng Nai
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN
Thông qua Quy hoạch Cảng hàng không Quốc tế Long Thành - Đồng Nai
Số kí hiệu | Không có |
Người ký | |
Ngày hiệu lực | |
Ngày hết hiệu lực | |
Loại văn bản | Kế hoạch |
Cơ quan ban hành | Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố Hồ Chí Minh |
Trích yếu | |
Nội dung |
(SQHKT) – Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành văn bản số 92/TB-VPCP ngày 19/4/2011 thông qua Đồ án Quy hoạch Cảng hàng không quốc tế Long Thành (Đồng Nai) do Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) nghiên cứu đề xuất. Theo đó, việc đầu tư, xây dựng và đưa vào sử dụng sân bay Long Thành cùng với các sân bay khác như: Tân Sơn Nhất, Cần Thơ và sân bay Biên Hòa ở khu vực phía Nam… sẽ tạo nên mạng lưới để kết nối giao thông cho cả vùng và khu vực. Theo đề xuất của Bộ GTVT, dự án đầu tư xây dựng sân bay Long Thành được chia làm 3 giai đoạn như sau: Từ 2015- 2020: Đầu tư xây dựng 2 đường hạ cất cánh có thể tiếp nhận các máy bay chở khách loại lớn nhất hiện nay như Airbus A380 và sân đậu máy bay có 34 chỗ, đường lăn, khu đậu máy bay, nhà ga hành khách với công suất 25 triệu lượt khách/năm; nhà ga hàng hóa 1,2 triệu tấn/năm; khu điều hành khai thác, khu quản lý hoạt động bay, khu công nghiệp hàng không, khu phụ trợ. Hai đường cất hạ cánh trên Tổng mức đầu tư trong giai đoạn này dự kiến lên tới hơn 6.744 triệu USD. Sau khi đưa vào khai thác, sân bay Long Thành sẽ thay thế sân bay Tân Sơn Nhất để trở thành sân bay quốc tế lớn nhất Việt Nam và trung tâm trung chuyển khách lớn trong khu vực. Từ 2020 - 2030: sẽ có ba đường cất hạ cánh, hai nhà ga công suất 50 triệu khách/năm, ga hàng hoá 1,5 triệu tấn/năm. Sau năm 2030: sân bay Long Thành gồm bốn đường cất hạ cánh song song với mỗi đường dài 4.000m và rộng 60m, và bốn nhà ga tổng công suất đạt 100 triệu khách/năm, ga hàng hoá công suất 5 triệu tấn/năm. Được biết, từ năm 2020 - 2035, Long Thành sẽ khai thác 90% thị phần các đường bay quốc tế và 20% đường bay quốc nội; sân bay Tân Sơn Nhất khai thác 10% quốc tế và 80% quốc nội. Sau năm 2035, sẽ căn cứ vào điều kiện cụ thể để quyết định mức độ hoạt động của sân bay Tân Sơn Nhất với tính chất, quy mô hợp lý và là sân bay dự phòng. Về quy hoạch giao thông đường bộ, đường sắt kết nối với sân bay Long Thành, Bộ GTVT đề xuất đường trục ra vào cảng phía đầu tây nam được nối trực tiếp vào đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu đi về đường cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây, phía đầu đông bắc nối với đường vành đai 4. Ngoài ra, tuyến đường sắt cao tốc TP.HCM - Nha Trang và tuyến đường sắt đô thị Thủ Thiêm - Long Thành sẽ được kết nối ngầm với sân bay Long Thành tại phía trục chính trước mặt nhà ga hành khách. |
Tài liệu đính kèm
Không có tài liệu đính kèm