Tọa đàm 'Đô thị nóng và hiện tượng đảo nhiệt đô thị' - Tọa đàm 'Đô thị nóng và hiện tượng đảo nhiệt đô thị'
Kinh tế - đô thị
(HCM CityWeb) - Chiều 8/7, tại TP HCM, Trung tâm Nghiên cứu vùng và đô thị (CRUS) đã tổ chức buổi tọa đàm với chủ đề 'Đô thị nóng và hiện tượng đảo nhiệt đô thị'.
|
TS Dương Thị Thúy Nga, giảng viên Đại học Khoa học Tự Nhiên TP HCM, thông tin tại buổi tọa đàm |
Chia sẻ thông tin tại buổi tọa đàm, TS Dương Thị Thúy Nga, giảng viên Đại học Khoa học Tự Nhiên TP HCM, cho biết thông qua phân tích ảnh viễn thám về các dạng thức tài nguyên (rừng, mặt nước, dân cư, thực vật, đất trống KCN, đất có mặt nước chuyên dụng, mây,…), đã đưa ra cảnh báo hiện đang có xu hướng tài nguyên cây xanh bị giảm nhanh, trong khi mật độ dân cư ngày càng gia tăng.
Thời gian qua, tại TPHCM có một số khu vực trung tâm nhiều bê tông hóa có nhiệt độ lên đến 50 độ C, cao hơn hẳn nhiệt độ khu vực xung quanh, trở thành đảo nhiệt. Đảo nhiệt tác động tiêu cực đến đời sống người dân, ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế, du lịch, y tế cũng như các dịch vụ công cộng.
Bà Dương Thị Thúy Nga cho rằng một trong những giải pháp đối với vấn đề đảo nhiệt là xây dựng hệ thống giám sát nhiệt độ bề mặt, tích hợp quản lý dữ liệu, phân tích thông tin nhiệt độ đô thị tại thành phố. Các cơ quan chức năng và cả người dân có thể theo dõi, giám sát sự thay đổi nhiệt độ bề mặt toàn thành phố một cách trực quan, mọi lúc, mọi nơi, từ đó đưa ra những quyết định kịp thời nhằm giảm thiểu các ảnh hưởng của rủi ro môi trường do biến đổi khí hậu gây ra, nâng cao ý thức cộng đồng trong việc bảo vệ cây xanh, bảo vệ môi trường sống.
|
Thạc sỹ Phạm Trần Hải, Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM, chia sẻ thông tin tại Tọa đàm |
Thạc sỹ Phạm Trần Hải, Phó Trưởng phòng Nghiên cứu quản lý đô thị, Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM đã chia sẻ về kinh nghiệm thực hiện tại Singapore. Theo đó, Singapore đã xây dựng thành phố trong vườn, hướng đến thành phố thiên nhiên, thực hiện bằng giải pháp tăng cường công viên và không gian mở, tăng cường cây xanh dọc các tuyến cao tốc, đồng thời tăng cường cây xanh đường phố, giảm bề mặt bê tông giúp giảm nhiệt đô thị.
Chia sẻ về các giải pháp và xu hướng quy hoạch của TP HCM, Thạc sĩ Bùi Hồng Sơn, Giám đốc Trung tâm Thông tin (Sở Tài nguyên và Môi trường TP HCM) cho biết, các nỗ lực của TP là hướng đến một đô thị sạch, đẹp, văn minh, nghĩa tình. Trong đó, tiêu chí hỗ trợ cảnh báo người dân bằng các app hay công nghệ 4.0 là mục tiêu chung của Đề án đô thị thông minh.
Ông Bùi Hồng Sơn cho rằng với tư cách là một cơ quan tham mưu cho UBND TP, chúng tôi khuyến khích sự tham gia của các nhà khoa học, nhà nghiên cứu để hiến kế cho TP HCM trong các vấn đề kinh tế - xã hội nói chung, và vấn đề tài nguyên môi trường nói riêng.
- Chất vấn Giám đốc Sở Xây dựng và Sở Giao thông vận tải TPHCM (15/07)
- Triển lãm Quốc tế thiết bị làm bánh Việt Nam: thúc đẩy tăng trưởng thị trường bánh nướng tại Việt Nam (12/07)
- Saigon Co.op đấu giá các vật phẩm thực hiện hoạt động cộng đồng (12/07)
- Tái hiện sống động hành trình 30 năm bán lẻ điển hình TPHCM từ sơ khai đến kỷ nguyên số (12/07)
- Vietnam ETE 2019: quy tụ nhiều sản phẩm tiết kiệm năng lượng và năng lượng xanh (12/07)
- Ngày 7- 9/7: Hội thảo Tài chính Châu Á thường niên lần thứ 31 (08/07)
- Chiến tranh thương mại và ảnh hưởng tới sự ổn định của thị trường tài chính châu Á (08/07)
- Chương trình giảm ngập nước - sự đồng hành của người dân cùng chính quyền TPHCM (08/07)
- Phòng ngừa và giải quyết tranh chấp hợp đồng đối tác công tư trong lĩnh vực kết cấu hạ tầng (05/07)
- Phòng ngừa và giải quyết tranh chấp hợp đồng đối tác công tư trong lĩnh vực kết cấu hạ tầng (05/07)