title QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN

Toàn cầu phụ thuộc nhiều vào việc ứng phó biến đổi khí hậu
Chủ nhật, 25/12/2011, 22:55 CH
Cỡ chữ Màu chữ image
Số kí hiệu Không có
Người ký
Ngày hiệu lực
Ngày hết hiệu lực
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố Hồ Chí Minh
Trích yếu
Nội dung

Ngày 31/10 va qua, thế gii đã đón chào công dân th 7 t. Qu Dân s Liên hp quc (UNFPA) ti Vit Namnhn đnh: Vi tc đ tăng dân s hin ti, mi năm dân s toàn cu s tăng thêm khong 78 triu người. Mc tăng này s làm tăng nhu cu v tài nguyên thiên nhiên và to ra nhng áp lc ngày càng ln cho hành tinh, t đó khong cách giàu nghèo ngày càng gia tăng.

Việt Namcó dân số đứng hàng thứ 13 trên thế giới. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, trong những năm tới dân số Việt Namvẫn sẽ tiếp tục tăng, trung bình mỗi năm sẽ tăng thêm hơn 1 triệu người, bằng dân số của một tỉnh trung bình. Dự báo vào giữa thế kỷ XXI, nếu duy trì được mức sinh thay thế, quy mô dân số sẽ ổn định ở mức 115 - 120 triệu người với tuổi thọ trung bình 71,3 tuổi.

Tuy nhiên, thực tế hiện nay tuổi thọ người dân của dân số Việt Namrất thấp, chỉ đạt 58,2 tuổi và xếp thứ 116/174 quốc gia. Chỉ số phát triển con người và các chỉ tiêu về chất lượng dân số của Việt Namchỉ xếp thứ 108 trong 177 nước. “Chất lượng dân số thấp đang là yếu tố cản trở sự phát triển và đặt Việt Namtrước nguy cơ tụt hậu xa hơn”, ông Bruce Campbell - đại diện UNFPA tại Việt Namcảnh báo.

Cùng với thách thức, sự kiện dân số thế giới 7 tỷ người cũng tạo ra những cơ hội đối với Việt Nam. UNFPA khuyến cáo: Việt Namđã bước vào thời kỳ cơ cấu dân số vàng với nhóm dân số trẻ lớn nhất trong lịch sử. Hiện nay, nhóm dân số từ 10 - 24 tuổi chiếm gần 1/3 dân số cả nước. Thời kỳ dân số vàng tiếp tục duy trì, Việt Namcó cơ hội tận dụng nguồn nhân lực dồi dào này bằng việc đảm bảo mọi thanh niên được tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản, giáo dục và đào tạo. Điều này giúp họ chuẩn bị tốt hơn để có thể đóng góp đáng kể tới tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Trước đó, trong thông điệp nhân ngày Định cư Thế giới năm 2011, Tổ chức Định cư Thế giới (UN-HABITAT) cũng đã đề cập đến sự kiện dân số thế giới tăng lên 7 tỷ người vào cuối tháng 10/2011. Cùng với nhận định: “Một trong những thách thức lớn nhất mà thế giới đang phải đối mặt là làm thế nào quản lý được quá trình đô thị hóa một cách hiệu quả”, UN-HABITAT cũng cho rằng tương lai của người dân toàn cầu phụ thuộc rất nhiều vào việc ứng phó ra sao với những thách thức về biến đổi khí hậu (BĐKH) đang gia tăng.

Theo báo cáo Toàn cầu về Ðịnh cư Con người năm 2011 của UN-HABITAT, đến năm 2030, ước tính có 59% dân số thế giới và 55% dân số các nước đang phát triển sẽ sống trong khu vực đô thị. Điều đáng lưu ý là BĐKH đã trở thành một vấn đề phát triển mang tính toàn cầu, diễn ra đồng thời và với một tốc độ tương đương với tốc độ đô thị hóa trên thế giới. BĐKH làm trầm trọng thêm những vấn đề mà các đô thị đang phải đối mặt từ việc cung cấp nhà ở, cơ sở hạ tầng, giao thông đô thị, đến giảm thiểu đói nghèo, dịch bệnh, hạn chế ô nhiễm môi trường và bảo đảm an ninh lương thực…

UN-HABITAT ước tính, đến năm 2050 sẽ có 200 triệu người trên thế giới phải di dời do nguyên nhân BĐKH. Rất nhiều người trong số đó bị mất nhà do nước biển dâng và sự gia tăng tần suất của lũ lụt và hạn hán.

(Theo Báo xây dựng điện tử)

Tài liệu đính kèm
Không có tài liệu đính kèm