Đào tạo nghề cho hơn 9.000 lao động nông thôn đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội mới - Đào tạo nghề cho hơn 9.000 lao động nông thôn đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội mới
Xây dựng nông thôn mới
(HCM CityWeb) - UBND TPHCM vừa ban hành Kế hoạch Đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn trên địa bàn TPHCM giai đoạn 2023 – 2025.
Kế hoạch nhằm hướng đến mục tiêu hỗ trợ đào tạo hình thành đội ngũ nông dân chuyên nghiệp để họ trở thành lực lượng chính trong quá trình phát triển kinh tế nông thôn, xây dựng lực lượng lao động nông thôn có kiến thức, tay nghề cao đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội mới.
Đổi mới nâng cao chất lượng đào tạo, nâng cao kỹ năng nghề và hiệu quả đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động. Góp phần nâng tỷ lệ lao động nông nghiệp qua đào tạo trên 85%, tỷ trọng lao động nông nghiệp trong tổng lao động xã hội giảm còn khoảng 20%; thu nhập của cư dân nông thôn tăng ít nhất 1,5 lần so với năm 2020.
Đồng thời, tập trung đào tạo cho lao động nông thôn để thực hiện hiệu quả tiêu chí về lao động trong Bộ tiêu chí nông thôn mới và các hợp phần của các chương trình giai đoạn 2021-2025 (hợp phần du lịch nông nghiệp, nông thôn, OCOP, chuyển đổi số và phát triển kinh tế nông thôn…); đào tạo nhằm an sinh xã hội và phát triển kinh tế - xã hội vùng nông thôn và khu vực ven đô Thành phố; đào tạo nhân lực chất lượng cao phục vụ sản xuất nông nghiệp thông minh, nông nghiệp sinh thái, hữu cơ và chuyển đổi số trong nông nghiệp; đào tạo chuyển đổi nghề nghiệp; chuyển một bộ phận lao động nông thôn sang làm nông nghiệp dịch vụ, phục vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp và ứng phó với biến đổi khí hậu, đem lại thêm công ăn việc làm, tạo chuyển biến tích cực, rõ nét hơn về chuyển đổi nghề nghiệp, tăng thu nhập cho người dân lao động nông nghiệp.
Một số mục tiêu cụ thể trong giai đoạn 2023 – 2025 như: đào tạo nghề cho 9.336 lao động nông thôn làm nông nghiệp đáp ứng nhu cầu lao động cho các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới trên địa bàn Thành phố, trong đó tập trung đào tạo để nâng cao tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ (đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo trình độ dưới 3 tháng). Trong đó, đào tạo 15 người nhằm nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý các hợp tác xã nông nghiệp để đảm bảo mục tiêu “80% giám đốc hợp tác xã được đào tạo sơ cấp nghề” theo Quyết định số 340/QĐ-TTg ngày 12/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ. Đào tạo nghề nông nghiệp cho 9.321 lao động nông thôn, sau khi học xong ít nhất 85% lao động có việc làm ổn định và tăng thu nhập. Tập huấn, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho người tham gia công tác quản lý, giảng dạy nghề nông nghiệp…
Định hướng ngành nghề đào tạo như sau: Đào tạo các nghề để thực hiện các Chương trình Mục tiêu quốc gia; các chương trình, đề án mà ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn chủ trì.
Đào tạo nghề “Giám đốc hợp tác xã nông nghiệp” cho các hợp tác xã nông nghiệp để đảm bảo mục tiêu “80% giám đốc hợp tác xã được đào tạo sơ cấp nghề”.
Đào tạo nâng cao giá trị các sản phẩm chủ lực, phát triển sản phẩm OCOP, các sản phẩm mang đậm bản sắc dân tộc vùng miền, gắn với du lịch nông nghiệp nông thôn.
Đào tạo cho người lao động biết ứng dụng công nghệ thông tin, áp dụng các quy trình sản xuất tốt, tiên tiến, công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, an toàn, thích ứng với biến đổi khí hậu; đào tạo nâng cao kỹ năng về quản lý, quản trị maketing, tài chính và biết xây dựng các phương án sản xuất đáp ứng yêu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu. Kinh doanh nông nghiệp; dịch vụ nông nghiệp, nông thôn (du lịch và môi trường); các nghề mới, nghề giúp nông dân thích ứng với biến đổi khí hậu.
Đào tạo cho người lao động nắm được các tiêu chuẩn, quy chuẩn trong sản xuất nông nghiệp, nông nghiệp thông minh, quy trình kỹ thuật mới, công nghệ mới trong sản xuất, chế biến, quản lý vùng chuyên canh, truy xuất nguồn gốc, mô hình kinh tế tuần hoàn sử dụng hiệu quả phụ phẩm nông nghiệp. Phát triển quản lý chuỗi cung ứng nông sản theo ứng dụng blockchain từ sản xuất, thu hoạch, sơ chế, bảo quản, vận chuyển, chế biến và tiêu thụ sản phẩm.
Bổ sung các nghề mới, nghề đặc thù thu hút nhiều lao động nông thôn và đáp ứng với các yêu cầu phát triển kinh tế nông thôn trong thời gian tới: dịch vụ nông nghiệp nông thôn, sơ chế, chế biến, bảo quản nông sản, thủy sản; kinh doanh nông nghiệp; sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp số; maketing, cơ giới hóa đồng bộ trong nông nghiệp và giám đốc hợp tác xã nông nghiệp.
Minh Dung
- Đến năm 2030 mọi người dân bình đẳng trong tiếp cận hệ thống giáo dục mở, đa dạng, hiện đại (15/05)
- Đầu tư chuyển đổi số trong quản lý nhà nước phục vụ người dân và doanh nghiệp (15/05)
- Chiến lược phát triển giáo dục nghề nghiệp TP 2023 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (12/05)
- Tăng cường cải thiện Chỉ số cải cách hành chính và nâng cao sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp (11/05)
- Kế hoạch triển khai dự án Nạo vét, cải tạo môi trường, xây dựng hạ tầng rạch Xuyên Tâm (09/05)
- Hội thảo định hướng phát triển công nghiệp trên địa bàn TPHCM đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (26/04)
- Triển khai kế hoạch năm 2023 thực hiện Chương trình chống ngập và xử lý nước thải TPHCM giai đoạn 2021-2025 (20/04)
- Phường Cầu Kho ra mắt Tổ công nghệ số cộng đồng (18/04)
- TP triển khai Chương trình “Nghiên cứu và phát triển ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) giai đoạn 2020-2030” năm 2023 (14/04)
- Diễn đàn và Triển lãm quốc tế TP thông minh châu Á: “Phát triển hạ tầng dữ liệu và phân tích hiện đại cho đô thị thông minh” (13/04)