TP.HCM: 50 vị trí có nguy cơ sạt lở cao - TP.HCM: 50 vị trí có nguy cơ sạt lở cao
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN
Số kí hiệu | Không có |
Người ký | |
Ngày hiệu lực | |
Ngày hết hiệu lực | |
Loại văn bản | Kế hoạch |
Cơ quan ban hành | Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố Hồ Chí Minh |
Trích yếu | |
Nội dung | Trước tình trạng sạt lở các bờ sông, kênh, rạch trên địa bàn đang có chiều hướng gia tăng và gây ra những hậu quả nặng nề cho nhiều gia đình và xã hội, UBND TP.HCM đã giao cho Sở GTVT phối hợp với một số ban, ngành, địa phương khảo sát, phân loại, đánh giá thực trạng, mức độ sạt lở các bờ sông, kênh, rạch trên địa bàn, qua đó xây dựng kế hoạch phòng chống sạt lở. Về vấn đề này, ThS Phan Công Bằng - Trưởng phòng Quản lý giao thông đường thủy (Sở GTVT TP.HCM) cho biết: - Công tác khảo sát, đánh giá tình trạng sạt lở bờ sông, kênh, rạch được Sở GTVT phối hợp với Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão TP, chính quyền các quận, huyện tiến hành định kỳ mỗi năm một lần trước mùa mưa lũ. Trên cơ sở các dữ liệu thu thập được để đánh giá nguy cơ và mức độ sạt lở, thông báo cho chính quyền địa phương, người dân sinh sống trong khu vực có nguy cơ sạt lở có biện pháp ứng phó kịp thời. Đồng thời, Sở GTVT phối hợp các ngành hữu quan, chính quyền các địa phương lập dự án đầu tư các công trình chống sạt lở. Trong các năm qua, hầu hết các vụ sạt lở đều nằm trong các khu vực đã được cảnh báo. ThS Phan Công Bằng Kết quả khảo sát của Sở GTVT vào tháng 5/2011 cho thấy: Hiện nay, trên địa bàn TP.HCM có 50 vị trí có nguy cơ sạt lở cao, với chiều dài hơn 27km. Sở GTVT đã có Văn bản số 3104/SGTVT-GTT, thống kê các vị trí có nguy cơ sạt lở gửi UBND các quận, huyện, đề nghị các địa phương có giải pháp cần thiết, khẩn cấp nhằm ngăn ngừa, hạn chế hậu quả xấu có thể xảy ra. Theo ông, nguyên nhân chính của những sự cố sạt lở là gì? - Nguyên nhân dẫn đến sạt lở là do tình trạng lấn chiếm, san lấp sông, rạch tràn lan làm cản trở tốc độ dòng chảy, gia tăng mức độ xói lở. Tình trạng xây dựng nhà ngay sát ven bờ sông, kênh, rạch dẫn đến gia tăng tải trọng lên bờ sông cũng là nguyên nhân quan trọng và trực tiếp dẫn đến sạt lở. Ngoài ra, các phương tiện thủy có tải trọng lớn, hoạt động với tốc độ cao cũng làm gia tăng tình trạng sạt lở. Nếu nhìn xa hơn lên phía thượng nguồn các dòng sông, vấn nạn “cát tặc” cũng là một trong những tác nhân làm trầm trọng thêm nguy cơ sạt lở của phía hạ nguồn trên địa bàn TP.HCM. Ông có thể cho biết những điểm cơ bản của kế hoạch phòng, chống sạt lở mà Sở GTVT sắp trình lên UBND TP? Ông có khuyến cáo gì đối với những hộ dân đang sinh sống ở những nơi có nguy cơ sạt lở cao? - Có hai việc quan trọng và khẩn trương cần phải làm khi mùa mưa đã đến: Tăng cường hơn nữa công tác quản lý, kiểm tra, giám sát các bờ sông, kênh, rạch để kịp thời phát hiện, ngăn chặn việc xây dựng trái phép, lấn chiếm sông, rạch và hành lang ven sông, kênh, rạch. Đồng thời, có kế hoạch di dời nhà cửa trong khu vực có nguy cơ sạt lở đến nơi an toàn. Đây là hai nội dung quan trọng được UBND TP.HCM đặc biệt quan tâm và yêu cầu UBND các quận, huyện thực hiện nghiêm túc, chỉ đạo quyết liệt và phải làm dứt điểm. Xin cám ơn ông! (Theo Báo Xây dựng điện tử)
|