TP.HCM: ban hành Quy chế phối hợp liên ngành để giải quyết hồ sơ công nhận và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất - TP.HCM: ban hành Quy chế phối hợp liên ngành để giải quyết hồ sơ công nhận và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN
TP.HCM: ban hành Quy chế phối hợp liên ngành để giải quyết hồ sơ công nhận và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Số kí hiệu | Không có |
Người ký | |
Ngày hiệu lực | |
Ngày hết hiệu lực | |
Loại văn bản | Kế hoạch |
Cơ quan ban hành | Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố Hồ Chí Minh |
Trích yếu | (SQHKT) - UBND thành phố vừa có Quyết định số 36/2009/QĐ-UBND ban hành Quy chế phối hợp liên ngành để giải quyết hồ sơ công nhận và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) cho tổ chức đang sử dụng đất trên địa bàn TP.HCM. |
Nội dung | Theo đó, để giải quyết hồ sơ công nhận và cấp GCNQSDĐ cho tổ chức đang sử dụng đất trên địa bàn TP.HCM theo cơ chế “một cửa”, các sở - ngành của thành phố và UBND các quận, huyện, phường, xã, thị trấn tham gia giải quyết hồ sơ theo các quy định cụ thể như sau: + Hồ sơ công nhận và cấp GCNQSDĐ được tiếp nhận và hoàn trả tại một nơi là Sở Tài nguyên và Môi trường; + Các cơ quan cùng tham gia thường xuyên với Sở Tài nguyên và Môi trường để giải quyết hồ sơ và cấp GCNQSDĐ thuộc thẩm quyền của UBND thành phố, gồm: Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Quy hoạch-Kiến trúc; UBND các quận, huyện; UBND các phường, xã, thị trấn (nếu quận huyện đề nghị). Đối với những trường hợp có liên quan theo thư mời của Sở Tài nguyên và Môi trường, thành viên tham gia gồm: Sở Xây dựng, Sở Giao thông Vận tải, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Công thương và các sở - ngành liên quan khác. Các sở - ngành và UBND các quận - huyện, phường - xã, thị trấn có trách nhiệm cử cán bộ có đủ trình độ, năng lực, phẩm chất và kinh nghiệm vào “Tổ Công tác Liên ngành giải quyết hồ sơ công nhận và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho tổ chức đang sử dụng đất”, gọi tắt là “Tổ Công tác Liên ngành giải quyết hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất” tại Sở Tài nguyên và Môi trường, do Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường ký quyết định thành lập. Các thành viên được cử vào tổ là người được giao thẩm quyền thay mặt cơ quan của mình tham gia ý kiến để trực tiếp quyết định việc giải quyết hồ sơ. Quy chế này cũng quy định rõ trách nhiệm của từng thành viên tham gia, cụ thể: Sở Tài nguyên và Môi trường cung cấp các thông tin liên quan đến vị trí, hình thể, diện tích khu đất phục vụ cho việc xác định mức nộp tiền sử dụng đất hoặc tiền thuê đất; Sở Quy hoạch-Kiến trúc có kiến khẳng định về quy hoạch, mục đích sử dụng đất, thời gian tiếp tục sử dụng đất; Sở Xây dựng có ý kiến về việc xử lý công trình xây dựng không phép, sai phép theo pháp luật xây dựng; có ý kiến về việc sử dụng nhà, đất của hộ gia đình, cá nhân do các tổ chức tổ chuyển giao cho ngành nhà đất thành phố quản lý; Sở Giao thông Vận tải có ý kiến về việc sử dụng đất do san lấp, xây dựng công trình trên các sông, kênh, rạch, đầm, hồ có chức năng giao thông thủy và thoát nước đô thị, ý kiến về hành lang bảo vệ sông rạch, xác định mép bờ cao; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có ý kiến về việc sử dụng đất do san lấp, xây dựng công trình trên các sông, kênh, rạch, đầm, hồ có chức năng tưới tiêu nội đồng phục vụ sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản theo quy định; Sở Tài chính xác định tiền sử dụng đất phải nộp trong trường hợp tổ chức sử dụng đất lựa chọn hình thức sử giao đất, xác định đơn giá thuê đất trong trường hợp thuê đất để làm cơ sở hợp đồng thuê đất; các sở - ban - ngành khác căn cứ chức năng, nhiệm vụ về các lĩnh vực được giao quản lý, có trách nhiệm tham gia ý kiến để quyết định việc giải quyết hồ sơ cấp GCNQSDĐ; UBND quận – huyện, UBND phường – xã, thị trấn có ý kiến về hiện trạng, nguồn gốc pháp lý, quá trình sử dụng đất, tình hình tranh chấp, khiếu nại về đất đai và môi trường. TH |
Tài liệu đính kèm
Không có tài liệu đính kèm