TP.HCM thận trọng trong lệch giờ, lệch ca - TP.HCM thận trọng trong lệch giờ, lệch ca
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN
Số kí hiệu | Không có | |
Người ký | ||
Ngày hiệu lực | ||
Ngày hết hiệu lực | ||
Loại văn bản | Kế hoạch | |
Cơ quan ban hành | Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố Hồ Chí Minh | |
Trích yếu | ||
Nội dung | Việc điều chỉnh giờ làm buổi sáng không thay đổi nhiều nhằm phù hợp cho công chức, viên chức đưa con đến trường. Ngày 8-2, Sở LĐ-TB&XH TP.HCM tổ chức lấy ý kiến các sở, ngành về việc áp dụng biện pháp lệch ca, lệch giờ trên địa bàn. Theo ông Nguyễn Văn Xê, Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH, thời gian qua việc điều chỉnh lệch giờ học đã được TP áp dụng và góp phần kéo giảm ùn tắc giao thông. Sắp tới biện pháp này vẫn tiếp tục được thực hiện nhưng sẽ có sự điều chỉnh hợp lý, căn cứ vào tình hình cụ thể ở từng khu vực nhằm không gây ra tác động xấu. Cần khớp giữa phụ huynh và học sinh Sở LĐ-TB&XH đề xuất giữ nguyên giờ học, giờ về của khối mầm non (7 giờ 30 và 16 giờ). Buổi học sáng của khối tiểu học không thay đổi (7 giờ và 11 giờ) nhưng sẽ điều chỉnh giờ vào lớp, tan học của khối tiểu học vào buổi chiều muộn hơn 15 phút so với hiện nay (vào học lúc 13 giờ 15 và tan lúc 16 giờ 45). Các khối THCS và THPT cũng sẽ lệch muộn hơn 15 phút so với hiện nay. Ngoài ra, căn cứ vào thực tế của từng địa bàn, Sở GD&ĐT cần yêu cầu các trường chủ động phối hợp điều chỉnh lệch giờ giữa các khối lớp, giữa các trường trong cụm trên các tuyến đường trọng điểm. Theo ông Hồ Xuân Lâm, Ban Quản lý Các khu chế xuất và công nghiệp TP.HCM (Hepza), học sinh khối THPT đã lớn, có thể chủ động việc đi lại. Vì vậy nên lùi thời gian ra về của các em đến 18 giờ để giảm ùn tắc (đề xuất của Sở LĐ-TB&XH là 17 giờ 30), đồng thời điều chỉnh thời gian tan học của khối mầm non, tiểu học cho khớp với giờ tan tầm của phụ huynh. Tuy nhiên, ông Nguyễn Văn Gia Thụy, đại diện Sở GD&ĐT, không đồng tình vì cho rằng điều đó không phù hợp với tâm sinh lý của học sinh. “Đã có nghiên cứu cho thấy học đến 17 giờ 30 là các em đã mệt mỏi, mất tập trung. Nếu kéo dài đến 18 giờ là không hợp lý” - ông Thụy nhấn mạnh. Việc điều chỉnh lệch ca, lệch giờ cần phải có tính khả thi cao. Trong ảnh: Học sinh trường Tiểu học Huỳnh Mẫn Đạt, quận 5, TP.HCM trong giờ tan trường. Ảnh: HTD Theo ông Thụy, từ năm học 2006-2007 Sở GD&ĐT đã yêu cầu các trường bố trí lệch giờ học tương tự đề xuất của Sở LĐ-TB&XH. Điều này đã phát huy hiệu quả tích cực, rõ nhất là cụm trường trên các trục đường Cách Mạng Tháng Tám (quận Tân Bình), Nguyễn Tất Thành (quận 4), Lạc Long Quân, Minh Phụng (quận 11)… “Vì thế, Sở GD&ĐT đề nghị UBND TP giữ nguyên thời gian học tập của học sinh trên địa bàn” - ông Thụy đề xuất. Thận trọng khi mở rộng Về giờ làm việc của các cơ quan hành chính, Sở LĐ-TB&XH kiến nghị không thay đổi, buổi sáng vẫn từ 7 giờ 30 đến 11 giờ 30, buổi chiều từ 13 giờ đến 17 giờ. Tuy nhiên, các đơn vị sự nghiệp công lập (trừ các cơ sở giáo dục), doanh nghiệp nhà nước và các đoàn thể, cơ sở, văn phòng làm việc theo giờ hành chính sẽ phải điều chỉnh giờ làm, bắt đầu từ 7 giờ 30 hoặc 8 giờ và kết thúc từ 16 giờ hoặc 16 giờ 30 hoặc 17 giờ. Theo Sở LĐ-TB&XH, việc điều chỉnh giờ làm buổi sáng không thay đổi nhiều nhằm phù hợp cho công chức, viên chức đưa con đến trường. Còn giờ kết thúc làm việc buổi chiều sớm hơn nhằm giảm số người ra về cùng lúc tập trung trên đường (chủ yếu hiện nay là 17 giờ) và cũng phù hợp với việc đón học sinh tan trường. “Các đơn vị hết giờ làm việc sớm phải rút ngắn giờ nghỉ trưa để vẫn đảm bảo tổng số giờ làm việc theo quy định” - ông Xê nói. Ông Thụy cho rằng nếu lệch ca ở các cơ quan sự nghiệp thì cần điều chỉnh sao cho giờ về của phụ huynh sát với giờ tan học của học sinh, nhằm tránh tình trạng phụ huynh đi lang thang chờ con tan trường. Tương tự, ông Lâm đề nghị nếu chỉ lệch giờ học ở các khối mầm non, tiểu học mà không lệch ca ở các cơ quan hành chính là không hợp lý. “Các bé khối mầm non, tiểu học tan trường lúc 16 giờ hoặc 16 giờ 45 và bắt buộc phụ huynh phải đưa đón. Do vậy phải điều chỉnh ở nhóm này cho thích hợp, nếu không sẽ xảy ra tình trạng công chức “ăn cắp” giờ làm để đi đón con học mẫu giáo, tiểu học” - ông Lâm nói. Ông Trần Quốc Hùng, Ban ATGT TP, cho rằng việc điều chỉnh lệch ca, lệch giờ cần phải có tính khả thi cao và đặc biệt không được làm xáo trộn lớn đến sinh hoạt của người dân như Hà Nội đang thực hiện. Do vậy, kế hoạch này cần được thực hiện từng bước, trước hết thí điểm ở các trường học nằm gần 141 điểm nóng dễ xảy ra kẹt xe trên địa bàn. Đồng tình, ông Xê cho biết Sở LĐ-TB&XH sẽ kiến nghị UBND TP thực hiện lệch ca, lệch giờ từng giai đoạn. Ông Xê cũng đề nghị các đơn vị liên quan khảo sát các cơ sở ngoại ngữ, các trường CĐ, ĐH… để có sự điều chỉnh hợp lý trong thời gian tới.
(Theo PL) |