UEH thành viên Dự án hợp tác trường học và doanh nghiệp tại Việt Nam - UEH thành viên Dự án hợp tác trường học và doanh nghiệp tại Việt Nam
Văn hóa - Xã hội
(HCM CityWeb) - Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh (UEH) là một trong hai thành viên chính thức tham gia Dự án Erasmus Plus JEUL (Joint Enterprise University Learning) tại Việt Nam – Dự án hợp tác trường học và doanh nghiệp nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy đại học, nâng cao hiệu quả đào tạo gắn với thị trường lao động theo xu hướng quốc tế hóa. Dự án Erasmus Plus JEUL gồm 09 đối tác, bao gồm 05 Trường Đại học Châu Âu, 02 Trường Đại học Việt Nam và 02 Trường Đại học Trung Quốc được triển khai từ năm 2018 và kết thúc vào tháng 5/2022.
|
Từ 2020 do ảnh hưởng đại dịch mọi hoạt động của dự án Erasmus Plus JEUL như hội nghị thường niên, hội thảo, trao đổi, báo cáo đều được tổ chức trực tuyến |
Mục đích của dự án Erasmus Plus JEUL là thiết lập và phát triển sự hợp tác lâu dài giữa trường đại học và doanh nghiệp/công ty khu vực tư nhân, nhằm tác động đến các hoạt động của các trường, điều chỉnh chương trình đào tạo, phát triển và sử dụng nghiên cứu tình huống (case study), nâng cao phương pháp giảng dạy và học tập, giúp sinh viên sau khi ra trường có được kiến thức và kỹ năng phù hợp hơn với doanh nghiệp và thị trường lao động trong nước và quốc tế. Thời gian dự án là 3 năm, sẽ kết thúc vào năm 2022.
Dự án Erasmus Plus JEUL gồm có 09 đối tác, bao gồm 05 Trường Đại học Châu Âu, 02 Trường Đại học Việt Nam và 02 Trường Đại học Trung Quốc. Các trường đại học Châu Âu có nhiệm vụ giúp đỡ các trường Việt Nam và Trung Quốc trong việc cải tiến chương trình giảng dạy đại học cho phù hợp với yêu cầu của thị trường lao động.
Dự án nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy đại học, nâng cao hiệu quả đào tạo gắn với thị trường lao động theo xu hướng quốc tế hóa. Mục tiêu của dự án này là thiết lập và phát triển sự hợp tác lâu dài giữa trường đại học và doanh nghiệp (DN)/công ty khu vực tư nhân, để họ tác động đến cách làm việc của các trường, cho phép các trường học hỏi từ bản chất kinh doanh của các đơn vị, phát triển và sử dụng nghiên cứu tình huống (case study) dựa trên kinh nghiệm thực tế nhằm nâng cao phương pháp giảng dạy và học tập, đạt được sự hiểu biết về nhu cầu của các đơn vị và cải thiện chương trình giảng dạy phù hợp;
Ngoài ra, dự án còn hướng đến mục tiêu nâng cao chất lượng đào tạo đại học và tăng cường sự phù hợp với thị trường lao động và xã hội. Thông quan khảo sát doanh nghiệp, các trường thành viên tham gia dự án sẽ xác định nhu cầu mà doanh nghiệp đòi hỏi sinh viên về kỹ năng và kiến thức cần có để sửa đổi chương trình giảng dạy cho phù hợp. Giảng viên đến DN/ công ty tìm hiểu thực tế để nghiên cứu viết tình huống (case study) đưa vào chương trình giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng đào tạo trong các trường đại học. Với chương trình giảng dạy được sửa đổi và cải tiến phương pháp dạy và học, sinh viên tốt nghiệp sẽ có được kiến thức và kỹ năng phù hợp hơn với doanh nghiệp và thị trường lao động.
|
Hội thảo về nghiên cứu viết tình huống tại UEH |
Dự án JEUL – Erasmus triển khai 05 gói công việc, bao gồm: Thiết lập mối liên kết hợp tác giữa trường đại học và doanh nghiệp; Xác định sự thiếu hụt về kỹ năng, kiến thức và đưa các kỹ năng, kiến thức cần thiết vào chương trình giảng dạy; Phát triển và hoàn thiện các nghiên cứu tình huống và đưa vào giảng dạy; Phát triển tài liệu giảng dạy trên hệ thống học trực tuyến theo hướng kinh doanh khởi nghiệp; Tiếp nhận tài trợ mua thiết bị cho Trung tâm mô phỏng phục vụ giảng dạy.
UEH cùng Trường Đại học Kent (University of Kent) chịu trách nhiệm điều phối chính đối với gói công việc 3 (Work Package 3) – Phát triển và hoàn thiện các nghiên cứu tình huống và đưa vào giảng dạy và tham gia với tư cách thành viên, thực hiện các công việc được phân công từ điều phối viên và ban quản lý dự án. Theo cam kết, UEH sẽ ký kết các thỏa thuận hợp tác (MoU) với các doanh nghiệp, tiến hành khảo sát doanh nghiệp về nhu cầu và yêu cầu tuyển dụng sinh viên, phát triển hệ thống giảng dạy trực tuyến, và phát triển chương trình đào tạo gắn với doanh nghiệp.
Với nguồn tài trợ 127.923 Euro tương đương 3,4 tỉ VNĐ từ dự án Erasmus Plus và nguồn hỗ trợ tài chính từ UEH, Trung tâm Mô phỏng “UEH SIMULATION CENTER” được xây dựng và đưa vào sử dụng nhằm áp dụng mô hình giảng dạy tiên tiến theo hướng rút ngắn khoảng cách giữa lý luận và thực tiễn, giúp sinh viên thích nghi tốt hơn với môi trường công nghệ trong lĩnh vực Ngân hàng – Tài chính – Chứng khoán. Trung tâm mô phỏng sẽ được sử dụng để mô phỏng giao dịch thực tế trên mô hình ảo cho các học phần của UEH.
Dự án hợp tác trường học và doanh nghiệp (Erasmus Plus Jeul) triển khai đã giúp cho các thành viên tham gia trong việc đào tạo phát triển chương trình đào tạo, xây dựng và giảng dạy theo tình huống-case study, thiết lập và trang bị thiết bị phòng mô phỏng, phát triển giảng dạy Blended learning góp phần ), nâng cao phương pháp giảng dạy và học tập; giúp sinh viên sau khi ra trường có được kiến thức và kỹ năng phù hợp hơn với doanh nghiệp và thị trường lao động trong nước và quốc tế.
ZUKI
- Các chiến sĩ Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 3 về nước sau khi hoàn thành nhiệm vụ (27/05)
- Triển khai các giải pháp để đảm bảo hoạt động của trạm y tế và thu hút, giữ chân nhân viên sau dịch COVID-19 (27/05)
- Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ công bố kết quả Chỉ số cải cách hành chính năm 2021 (26/05)
- Công bố Dự án sách thư pháp Bác Hồ chủ đề “79 mùa xuân dâng Bác” (25/05)
- Bệnh viện Quân y 175 và Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch ký kết hợp tác (25/05)
- Hệ sinh thái y tế số: Sản phẩm và ứng dụng thực tiễn (24/05)
- Gia hạn tuyển chọn người có tài năng đặc biệt lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật – thể dục, thể thao năm 2021 (24/05)
- Hỗ trợ tài chính phát triển “Hệ sinh thái cung ứng giáo dục chuẩn Tú tài Quốc tế IB” (24/05)
- Sinh viên Khoa Y Việt – Đức, ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch phấn đấu trở thành bác sĩ chuyên sâu (24/05)
- Trao 114 sổ tiết kiệm cho con đoàn viên công đoàn mồ côi (22/05)