title 3 Chương trình đột phá và 1 chương trình trọng điểm

Kế hoạch triển khai Chương trình chuyển đổi số của TPHCM trong lĩnh vực năng lượng, giai đoạn 2022 - 2025
Thứ sáu, 25/11/2022, 15:30 CH
Cỡ chữ Màu chữ image

(HCM CityWeb) – UBND TPHCM đã ban hành Kế hoạch triển khai Chương trình chuyển đổi số của TPHCM, giai đoạn 2022 - 2025 trong lĩnh vực năng lượng.

Kế hoạch nhằm bám sát theo định hướng về mục đích của quá trình chuyển đổi số trong lĩnh vực năng lượng đã được UBND TP phê duyệt là tiết kiệm năng lượng và phát triển các phương án khai thác năng lượng tái tạo trong một đô thị thông minh;

Nghiên cứu, thực hiện chuyển đổi toàn diện các khía cạnh liên quan đến lĩnh vực năng lượng từ phương thức chỉ đạo điều hành đến việc thay đổi phương thức tổ chức hoạt động mua bán điện, phục vụ khách hàng… theo hướng tích hợp và khai thác các hệ thống điện tử, công nghệ thông tin và điện toán đám mây, trí tuệ nhân tạo,…

Nâng cao chất lượng công tác chỉ đạo điều hành của cơ quan nhà nước và chất lượng dịch vụ, mang lại sự hài lòng cho khách hàng (người dân, doanh nghiệp) trong lĩnh vực năng lượng;

Tạo điều kiện thuận lợi để mở ra các cơ hội, khuyến kích phát triển các hoạt động kinh tế số có liên quan trong lĩnh vực năng lượng, đóng góp vào tổng thể về phát triển kinh tế số của TPHCM;

Kế hoạch cũng nhằm mục đích kêu gọi, khuyến khích việc triển khai các sáng kiến nhằm liên kết giữa lĩnh vực năng lượng và các lĩnh vực khác để cung cấp một trải nghiệm mới và mang lại giá trị cho người dân, doanh nghiệp và toàn xã hội.

Kế hoạch đề ra các chỉ số về mục tiêu cơ bản cần đạt được: Tối thiểu 80%, phấn đấu đạt 100% dịch vụ công trong lĩnh vực năng lượng được triển khai trực tuyến mức độ 4 và được cung cấp trên nhiều phương tiện truy cập khác nhau, bao gồm cả thiết bị di động.

Tối thiểu 90%, phấn đấu đạt 100% hồ sơ tài liệu phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành trong lĩnh vực năng lượng được xử lý trên nền tảng điện tử và môi trường mạng máy tính (trừ các hồ sơ, tài liệu thuộc phạm vi bí mật nhà nước); riêng hoạt động thanh kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước đối với các hoạt động của ngành năng lượng đạt tối thiểu 50% thông qua môi trường số và hệ thống thông tin quản lý của cơ quan quản lý.

Toàn bộ 100% chế đệ báo cáo, chỉ tiêu tổng hợp, báo cáo định kỳ, báo cáo thống kê trong lĩnh vực năng lượng được thực hiện trên môi trường mạng máy tính; kết nối, tích hợp, chia sẻ dữ liệu giữa Ngành điện và các cơ quan quản lý nhà nước của TP.

Chuẩn bị các điều kiện cần thiết để sẵn sàng tích hợp toàn bộ 100% cơ sở dữ liệu về ngành năng lượng của TP vào cơ sở dữ liệu quốc gia theo định hướng chung của Chính phủ về kết nối chia sẻ dữ liệu trên toàn quốc; từng bước mở dữ liệu của cơ quan nhà nước để cung cấp dịch vụ công kịp thời, một lần khai báo, trọn vòng đời phục vụ người dân và phát triển kinh tế xã hội.

Tỷ trọng kinh tế số của ngành năng lượng đạt tối thiểu 10%, phấn đấu đạt mức 25% (tương đương mục tiêu về tỷ trọng của kinh tế số trong GRDP của TP); năng suất lao động hàng năm tăng tối thiểu 7% đồng thời không thấp hơn mức tăng bình quân của xã hội; chỉ số tiết kiệm điện đạt tối thiểu hơn 2,25%.

Tỷ trọng công suất điện từ các dạng năng lượng mới, năng lượng tái tạo trong cơ cấu điện tiêu thụ của TP không thấp hơn với quy hoạch về năng lượng tái tạo; điểm đánh giá về chỉ số tiếp cận điện năng được cải thiện hàng năm.

Tăng mức độ kết nối và hiện đại hóa hạ tầng mạng viễn thông liên lạc chuyên biệt phục vụ quản lý vận hành hệ thống điện và công tác chỉ đạo điều hành trong ngành năng lượng

Tỷ lệ thanh toán điện tử (không dùng tiền mặt) đối với hóa đơn tiền điện hàng tháng đạt tối thiểu 99,15% và tiến tới hoàn toàn không dùng tiền mặt trong thanh toán.

Minh Thư

Tin mới hơn
Tin đã đưa