TP.Hồ Chí Minh tập trung phát triển Chính quyền số, Kinh tế số và Xã hội số
(Hochiminhcity.gov.vn) - Nhân dịp đầu năm mới Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Chủ tịch UBND TP.Hồ Chí Minh Phan Văn Mãi đã có những chia sẻ sâu sắc với báo chí về Chính quyền số, Kinh tế số và Xã hội số.
Trong không khí hân hoan đón chào Xuân Ất Tỵ 2025, cuộc trò chuyện giữa Phóng viên và Chủ tịch UBND TP.Hồ Chí Minh Phan Văn Mãi không chỉ là cơ hội để hiểu rõ hơn về những mục tiêu phát triển của Thành phố mà còn là lời cam kết và tâm huyết của lãnh đạo Thành phố đối với người dân và doanh nghiệp.
Trước câu hỏi của phóng viên về chọn từ để nói về những kết quả đạt được trong năm 2024, Chủ tịch UBND TP.Hồ Chí Minh Phan Văn Mãi, nhấn mạnh: "Trong bối cảnh năm 2025 với nhiều hoạt động đặc biệt quan trọng, tôi chọn từ của năm 2024 là "nền tảng" để bứt phá vào kỷ nguyên mới".
Phóng viên: Chủ tịch UBND TP.Hồ Chí Minh có nói về vấn đề chuyển đổi số, TP.Hồ Chí Minh sẽ làm gì để không ai bị bỏ lại.
Chủ tịch UBND TP.Hồ Chí Minh Phan Văn Mãi: Đối với chuyển đổi số, thành phố tập trung vào cả ba trụ cột. Đó là Chính quyền số, Kinh tế số và Xã hội số.
Các kết quả đã được thể hiện rất rõ trong từng mảng. Đối với chính quyền số, Thành phố cố gắng đến cuối năm 2025 giải quyết các hồ sơ thủ tục hành chính trực tuyến toàn trình đạt ít nhất là 80%. Như vậy, các ứng dụng, ví dụ như công dân số, sẽ là một kênh tương tác hai chiều giữa người dân, doanh nghiệp và chính quyền. Thành phố cung cấp các thông tin hướng dẫn từ phía chính quyền cho người dân và doanh nghiệp, đồng thời người dân và doanh nghiệp cũng phản ánh các thông tin đến với chính quyền. Tạo ra một sự tương tác thường xuyên để chính quyền có sự điều chỉnh, làm sao cho phù hợp với yêu cầu phát triển và ý kiến của người dân cũng như doanh nghiệp. Thông qua công dân số, người dân cũng có thể thực hiện các thủ tục hành chính trực tuyến. Đó là chính quyền số, và Thành phố ưu tiên để đến cuối năm nay đạt được ít nhất 80% các hồ sơ thủ tục hành chính được thực hiện trực tuyến. Về kinh tế số, đây là một mảng mà Thành phố sẽ tập trung rất cao trong năm 2025, trong đó sẽ hỗ trợ cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, hay nói chung là doanh nghiệp của thành phố, chuyển đổi số mạnh mẽ.
Thứ hai, Thành phố xác định những lĩnh vực trọng tâm để có đầu tư từ phía ngân sách, nhằm có cơ chế chính sách. Đây cũng là nội dung để thực hiện Nghị quyết 57. Thành phố đang nghiên cứu những cơ chế chính sách, các doanh nghiệp, các ngành trong những lĩnh vực quan trọng, các doanh nghiệp lớn muốn chuyển đổi số hay phát triển khoa học công nghệ sẽ nhận được sự hỗ trợ từ thành phố, khoảng 30%, thậm chí là hỗ trợ 100%.
Thành phố sẽ nghiên cứu hỗ trợ các nền tảng và ứng dụng dùng chung cho doanh nghiệp, đồng thời hỗ trợ việc đào tạo nhân lực trong các doanh nghiệp để thúc đẩy chuyển đổi số và đổi mới sáng tạo. Viện Ứng dụng Khoa học Công nghệ tại các doanh nghiệp của thành phố sẽ có bước chuyển trong năm 2025.
Thứ ba, Thành phố sẽ tập trung vào nhóm các doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp công nghệ thông tin, để từ đây trở thành hạt nhân, lõi của chuyển đổi số. Các doanh nghiệp lớn ứng dụng chuyển đổi số sẽ có tác động lan tỏa, và các doanh nghiệp công nghệ thông tin sẽ tham gia với hai tư cách: tư cách là người cung cấp. Các sản phẩm và dịch vụ. Tư cách thứ hai là chúng tôi cũng phải đổi mới sáng tạo, như vậy sẽ tác động lan tỏa. Phần kinh tế số là chúng tôi sẽ tập trung vào mục tiêu đó, không chỉ hoàn thành chỉ tiêu năm 2055, đó là tỷ trọng kinh tế số trong GDP đạt 25%, mà còn hướng đến mục tiêu tăng tỷ trọng đóng góp của kinh tế số trong GDP của thành phố đến năm 2030, đó là phải hướng đến 40%. Đó là về kinh tế số và xã hội. Số đó sẽ hoàn thiện các hạ tầng công nghệ thông tin, viễn thông, giới thiệu nhiều ứng dụng cho người dân và doanh nghiệp thực hiện, đặc biệt trong các lĩnh vực như y tế, giáo dục, việc làm, an sinh. Thành phố sẽ có những đầu tư để thực hiện chuyển đổi số, làm sao để mọi người có thể tiếp cận với y tế thông minh, giáo dục thông minh, việc làm thông minh.
Về an sinh xã hội, Thành phố với quy mô dân số trên mười triệu dân đặt mục tiêu và mong muốn để không ai bị bỏ lại phía sau. Tất nhiên, khi chúng ta thiết kế theo tính chất hệ thống như thế này, mọi người đều có cơ hội tham gia. Thành phố cũng đang tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện để tích hợp các tiện ích, làm sao trên ứng dụng công dân số, người dân và doanh nghiệp có thể nêu ra các yêu cầu của mình. Thành phố sẽ ghi nhận và có giải pháp để giải quyết thông qua sự tương tác này. Tôi tin rằng Thành phố sẽ đạt được mục tiêu đề ra, ít nhất là trong mục tiêu không để ai bị bỏ lại phía sau.
Phóng viên: Để đạt được mục tiêu tăng cả hai con số, TP.Hồ Chí Minh sẽ có những đổi mới gì? Chủ tịch có thể chia sẻ về các giải pháp.
Chủ tịch UBND TP.Hồ Chí Minh Phan Văn Mãi: TP.Hồ Chí Minh đang tái cơ cấu lại các ngành kinh tế theo hướng phát triển công nghiệp công nghệ cao để tạo ra giá trị xuất khẩu và giá trị gia tăng cao hơn. Tái cơ cấu để phát triển dịch vụ chất lượng cao, giá trị gia tăng cao và xuất khẩu cũng có những chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp xuất khẩu. Những động lực truyền thống này, phải được làm mới liên tục. Vì đó là nền tảng trong tỷ trọng đóng góp cho tăng trưởng và vẫn chiếm tỷ trọng lớn. Do đó, Thành phố phải tập trung phát triển theo hướng công nghiệp công nghệ cao, dịch vụ chất lượng cao, xuất khẩu có tập trung và có chính sách hỗ trợ.
Trong mấy năm qua, đặc biệt là năm 2023, Thành phố đã tập trung rất nhiều vào kinh tế xanh. Đến thời điểm này, tình hình kinh tế suy thoái, nhưng kinh tế xanh và kinh tế tuần hoàn cũng đã có những đóng góp nhất định. Chúng ta có thể thấy nhiều doanh nghiệp trong thành phố đã thực hiện các tiêu chí xanh để tiếp cận những thị trường khó tính như Châu Âu và Mỹ.
Để đạt được Kinh tế số và Kinh tế xanh, cần phải trải qua một quá trình, không phải trong thời gian ngắn mà có thể đạt được ngay. Thành phố đã nhận thức rằng cần phải nuôi dưỡng đến một mức độ đủ lớn thì mới có thể bứt phá. Trong năm 2025, chúng ta sẽ tiếp tục phát triển, Kinh tế xã hội, kinh tế mảng xanh số sẽ đóng góp lớn hơn để tạo ra những động lực tăng trưởng mới cho kinh tế thành phố.
Về cơ chế chính sách, như tôi đã chia sẻ về Nghị quyết 98, không có một luật nào hay nghị quyết nào có thể giải quyết được tất cả. Vì vậy cơ chế chính sách phải đồng bộ. Riêng TP.Hồ Chí Minh, đã rà soát thấy khoảng 286 văn bản của HĐND, UBND TP.Hồ Chí Minh, UBND quận, huyện, TP.Thủ Đức… Đây là hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật cần sửa đổi, bổ sung, và ban hành mới.
Về vấn đề thể chế, lãnh đạo Trung ương đã có chỉ đạo rất quyết liệt và cho rằng thể chế là điểm nghẽn. Muốn tạo ra đột phá thì phải cải cách thể chế, và cải cách thể chế được coi là đột phá của đột phá. Đó là tinh thần và chỉ đạo, nhưng làm sao để thực hiện việc này trong khoảng thời gian ngắn? Có thể thực hiện được cơ bản, đồng bộ thì đó là vấn đề rất lớn.
Thành phố cũng đang nghiên cứu từ thực tiễn của mình để kiến nghị với Trung ương những gì cần thiết và tự mình thực hiện những gì có thể. Theo đó, thể chế kinh tế phải tiếp tục được cải cách theo hướng doanh nghiệp và người dân được làm những việc mà luật không cấm. Hướng đi này có thể tạo luồng xanh đối với đầu tư chiến lược vào các khu công nghiệp và khu công nghệ cao. Nhà nước chỉ cần tập trung quản lý những việc cần thiết, còn lại thì thị trường và xã hội sẽ tự thực hiện, như vậy sẽ nhanh hơn. Đó là những dạng cải cách thể chế mà chúng tôi hiểu từ thực tiễn của thành phố, và thành phố đang kiến nghị Trung ương như vậy.
Phóng viên: Xin Cám ơn Chủ tịch UBND TP.Hồ Chí Minh Phan Văn Mãi
Hà Trang
Từ khoá